Welcome
Vẫn là bài toán thanh toán
Thanh khoản của các NHTM vẫn chưa được cải thiện, dù lãi suất huy động đã vượt trần 10,5% từ lâu. Chuyện gì đang diễn ra trên thị trường tiền tệ?

Thanh khoản của các NHTM vẫn chưa được cải thiện, dù lãi suất huy động đã vượt trần 10,5% từ lâu. Chuyện gì đang diễn ra trên thị trường tiền tệ?

Thanh khoản của các NHTM vẫn chưa được cải thiện,
dù lãi suất huy động đã vượt trần 10,5% từ lâu. Chuyện gì đang diễn ra trên thị trường tiền tệ?
 
Xét về cơ cấu tiền gửi, tiền gửi ngắn hạn hiện vẫn chiếm tỷ lệ lớn, nhưng đã cải thiện hơn trước đây. Nhiều ngân hàng đã bỏ huy động kỳ hạn tuần. Có ngân hàng áp biểu lãi suất 10,49%/năm cho tất cả các kỳ hạn từ 1 - 12 tháng. Hầu hết NHTM, nhất là khối ngân hàng cổ phần vẫn tiếp tục thực hiện nhiều hình thức tặng quà, tặng thưởng lãi suất, chương trình trúng thưởng vàng... Mức lãi suất chênh lệch thật sự đang nằm ở lãi suất thưởng (mà nhiều NHTM gọi tránh là “quà tặng”). Biên độ xê dịch của lãi suất thưởng hiện khá rộng, từ 0,03%/năm đến 2,4%/năm, áp dụng tùy kỳ hạn, tùy ngân hàng. Các kỳ hạn 3 - 6 tháng đang là những kỳ hạn được hưởng lãi suất cao nhất. Và lãi suất huy động cao nhất trên thị trường đã ở mức gần 13%/năm. Sở dĩ NHTM chỉ áp dụng lãi suất cao nhất cho kỳ hạn tầm trung (từ 3 đến dưới 12 tháng), theo lý giải của lãnh đạo một ngân hàng, là để lãi suất huy động cao, dù chỉ ở hình thức lãi suất thưởng cho kỳ hạn dài, cũng là một rủi ro cho ngân hàng, nhất là những NHTMCP nhỏ.

Thực tế các NHTM đã có bài học lớn về huy động vốn trong năm 2008. Thời điểm quý III/2008, có những ngân hàng đã ôm vào hàng ngàn tỷ đồng ở mức lãi suất 17%/năm, để rồi sau đó phải “ngậm bồ hòn làm ngọt” khi thị trường lãi suất huy động tụt vèo xuống mức trên dưới 10%/năm vào đầu năm 2009 và kéo dài cho đến nay. Về đầu ra, theo thông báo của NHNN, lãi suất cho vay VND ngắn hạn hiện nay ở mức 12%/năm; lãi suất cho vay trung, dài hạn theo cơ chế thỏa thuận khoảng 14 - 15%/năm đối với nhóm NHTM nhà nước, khoảng 15 - 17%/năm đối với nhóm NHTM cổ phần. Một số trường hợp, lãi suất cho vay thỏa thuận lên đến 19%/năm. Ở mức lãi suất này, theo doanh nghiệp là họ  không “nuôi” nổi ngân hàng.

Nếu xét về chênh lệch đầu ra đầu vào thì hoạt động tín dụng của các NHTM khá thuận lợi với mức chênh 3 - 4%/năm. Thế nhưng tín dụng đã không tăng nhiều, huy động vốn cũng chỉ nhúc nhích. NHTM thực sự đang mắc kẹt, không huy động được, cũng không cho vay được nhiều.

Ai mở nút thắt?

Khó huy động vốn, dư nợ không tăng nhiều và không ít NHTM vẫn gặp khó khăn về thanh khoản. Theo thông báo của NHNN, tổng doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng tuần cuối tháng 3/2010  xấp xỉ 74.293 tỷ VND và 1.350 triệu USD. So với tuần trước, doanh số giao dịch trên thị trường liên ngân hàng bằng VND tăng 1.563 tỷ đồng. Các giao dịch bằng VND chủ yếu phát sinh đối với các kỳ hạn dưới 12 tháng; trong đó doanh số giao dịch qua đêm là 30.280 tỷ, tăng 3.936 tỷ so với tuần trước và chiếm tỷ trọng 41%. Lãi suất giao dịch bình quân bằng VND trên thị trường liên ngân hàng tuần tiếp tục tăng nhẹ đối với hầu hết các kỳ hạn (qua đêm, 1 tuần, 1 tháng, 6 tháng và không kỳ hạn). Lãi suất kỳ hạn qua đêm các ngày đều trên mức 7%/năm.

Việc NHNN công bố giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 8%/năm cho thấy, Thống đốc NHNN đang quyết tâm thực hiện  tuyên bố trước Ủy ban thường vụ Quốc hội hồi trung tuần tháng 3 là giảm dần cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay. Thế nhưng, muốn và được là hai chuyện khác nhau. Ông Vũ Đình Ánh (Bộ Tài chính) cho rằng, lãi suất cơ bản giờ không còn tác động nhiều, vai trò của nó chỉ còn là tín hiệu của NHNN về điều hành chính sách tiền tệ: thắt chặt hay nới lỏng. Và đây chính là thời điểm NHNN nên bỏ trần lãi suất huy động. Vì thứ nhất, thực tế mức trần lãi suất huy động không còn ý nghĩa. Thứ hai, nếu công nhận mức đầu vào chỉ là 10,5% thì NHTM đang “ăn dày” với lãi suất cho vay lên đến 17 - 18%. Theo ông Ánh, trần lãi suất chỉ “giết” ngân hàng nhỏ. Do mạng lưới nhỏ, thương hiệu chưa có, nên việc huy động vốn của ngân hàng nhỏ vốn đã gặp khó khăn hơn những ngân hàng lớn lại càng khó hơn. Bên cạnh đó họ còn chịu áp lực tăng doanh thu, lợi nhuận trước các cổ đông... Do đó, khi không huy động được, họ chấp nhận vay lại ngân hàng lớn trên thị trường liên ngân hàng với mức lãi suất có thể lên đến trên 12%/năm.

NHNN cần xử lý được thanh khoản cho NHTM nhỏ để họ không phải lách luật và không bị NHTM lớn “ăn” trên lưng

Ngay từ đầu năm, Thủ tướng Chính phủ cũng đưa ra thông điệp ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện tiên quyết để phát triển sản xuất kinh doanh, ổn định xã hội và phát triển bền vững... Quý I/2010, CPI tăng khá cao với mức tăng 8,51% so với cùng kỳ năm 2009. Nhưng theo các chuyên gia kinh tế, giờ không phải là lúc Việt Nam đánh đổi giữa tăng trưởng và lạm phát. Kiềm chế lạm phát là điều kiện để tăng trưởng kinh tế chứ không phải mục tiêu. Việc tín dụng tăng trưởng quá thấp đang ảnh hưởng đến mục tiêu tăng trưởng trong năm 2010. Do đó, quý II, Chính phủ sẽ có chính sách tập trung cho tăng trưởng. Bằng chứng là, tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ kết thúc vào hồi cuối tuần qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã yêu cầu “nỗ lực huy động các nguồn lực của toàn xã hội để đạt tốc độ tăng trưởng 6,5% trong năm 2010. Thủ tướng cũng yêu cầu NHNN “tạo mặt bằng lãi suất phù hợp với quan hệ cung - cầu vốn thị trường theo hướng giảm dần mặt bằng lãi suất”.
Hiện tại, đại đa số doanh nghiệp không chịu nổi mức lãi suất cho vay 18%/năm. Dù muốn, NHNN cũng khó có thể kéo lãi suất xuống (cả cho vay và huy động) bằng những mệnh lệnh hành chính. Vậy mấu chốt là, NHNN phải xử lý được thanh khoản cho ngân hàng nhỏ để họ không phải lách luật bằng các chiêu khuyến mại; hoặc tham gia vào cuộc đua lãi suất khi trần lãi suất được tháo bỏ. NHTM lớn cũng không thể “ăn” trên lưng ngân hàng nhỏ thông qua cho vay trên thị trường liên ngân hàng. Cộng với chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, khuyến khích đầu tư, lãi suất thị trường sẽ giảm, doanh nghiệp sẽ có “cơ” thoát khỏi khó khăn hiện nay. Mà nước lên thì thuyền lên. Vì ngân hàng bản chất cũng là doanh nghiệp – doanh nghiệp kinh doanh tiền.
12/04/2010
  CÁC TIN KHÁC
      Nikon
      Nhiều kỳ vọng vàng tăng giá trong quý mới
      Thị trường ngoại tệ diễn biến trái chiều
      Vàng chưa thể thoát xu hướng giảm giá
      ức sáng tạo Việt qua sản phẩm mới: Sẽ ưu tiên cho sản phẩm mới
      Người mua hàng trong mạng xã hội chia sẻ thông tin khuyến mãi như thế nào
      Vắng bóng thực phẩm Việt Nam