Welcome
Những cổ phiếu khối ngoại mua, bán nhiều nhất trong tháng 3
Trong tháng 3, khối ngoại tăng nhẹ lượng giao dịch so với tháng 2 và vẫn duy trì được lượng mua ròng. Trong đó, khối ngoại đẩy mạnh mua vào BVH, KBC, HAG và bán ra CTG, VSH, DPM.
Sàn Hồ Chí Minh

Trong tháng 3, VN-Index có nhiều phiên giao dịch khá thăng trầm, động thái của NĐTNN không rõ ràng, khi mua vào mạnh tay, lúc bán ra với khối lượng khiêm tốn. Nhưng tính cả tuần, khối ngoại vẫn mua vào nhiều hơn bán ra dù lượng mua ròng rất thấp.


Tính cả tháng, tổng khối lượng mua vào của khối ngoại tăng nhẹ, đạt 57.218.506 đơn vị, tương ứng 3.206.437.563.000 đồng, tăng 5.544.136 đơn vị, tương ứng 10,73% về khối lượng, tăng 171.316.880.000 đồng, tương ứng 5,64% về giá trị.

Tổng khối lượng bán ra cũng tăng nhẹ, đạt 55.834.276 đơn vị, tương ứng 2.571.039.509.000 2.198.716.799  đồng, tăng 7.569.456 đơn vị, tương ứng 15,68% về khối lượng, tăng 372.322.710.000 đồng, tương ứng  34% về giá trị.

Cả tuần, tổng khối lượng mua vào chiếm 5,01% toàn thị trường về khối lượng và 6,03% về giá trị. Tổng khối lượng bán ra chiếm 4,9% tòan thị trường về khối lượng và 5,22% về giá trị. Lượng mua vào nhiều hơn bán ra 1.384.230 đơn vị, tương ứng 635.398.054.000 đồng.

Tuần qua, khối ngoại vẫn giao dịch chủ yếu các blue-chips, trong đó khối ngoại đặc biệt tập trung mua vào BVH, KBC, HAG và bán ra CTG, VSH, DPM.

BVH đứng đầu danh sách các cổ phiếu được khối ngoại mua vào nhiều nhất trong tuần với khối lượng khá lớn. Tổng khối lượng mua vào BVH của NĐTNN đạt 4.198.500 đơn vị, tương ứng 181.767.212.000 đồng. Lượng bán ra BVH đạt 2.076.900 đơn vị, tương ứng 89.144.153.000 đồng.

Các mã đứng sau BVH gồm có KBC (3.773.380 đơn vị), HAG (3.268.790 đơn vị), SSI (2.392.180 đơn vị), VNM (2.112.140 đơn vị), DPM (2.041.000 đơn vị), CTG (1.830.150 đơn vị), FPT (1.714.070 đơn vị), DIG (1.670.020 đơn vị), VCB (1.405.100 đơn vị), SJS (1.388.730 đơn vị), PPC (1.388.320 đơn vị).

CTG đứng đầu danh sách các cổ phiếu bị NĐTNN bán ra nhiều nhất với khối lượng khá lớn, đạt 3.843.180 đơn vị, tương ứng 109.992.844.000 đồng. Trong khi đó có 1.830.150 đơn vị CTG, tương ứng 56.448.672.000 đồng được NĐTNN mua vào.

Các mã đứng sau CTG gồm có VSH (3.126.690 đơn vị), DPM (3.076.970 đơn vị), PPC (2.872.460 đơn vị), SSI (2.589.900 đơn vị), CII (2.212.840 đơn vị), BVH (2.076.900 đơn vị), LCG (1.813.160 đơn vị), REE (1.803.520 đơn vị), KDC (1.245.640 đơn vị).

Tháng 3, khối ngoại tiếp tục giao dịch ảm đạm chứng chỉ quỹ, trong mua vào nhiều hơn bán ra. Tổng khối lượng mua vào đạt 1.272.650 đơn vị, tương ứng 17.107.574.000 đồng. Tổng khối lượng bán ra đạt 389.060 đơn vị, tương ứng 3.154.499.000 đồng.

Sàn Hà Nội

Trong tháng 3, lượng giao dịch của khối ngoại trên sàn Hà Nội tăng mạnh. Tổng khối lượng giao dịch đạt 16.116.716 đơn vị, tương ứng 597.230.636.400  đồng. Khối ngoại mua vào nhiều hơn bá n ra.

Như vậy, tổng khối lượng giao dịch trên sàn Hà Nội trong tháng 3 tăng 7.243.516 đơn vị, tương ứng 81,63% so với tháng 2 về khối lượng, tăng 308.716.376.400 đồng, tương ứng 107%.

Như vậy, khối ngoại trên sàn Hà Nội cũng bám sát xu hướng trên sàn Hồ Chí Minh. Khối ngoại giao dịch khá chọn lọc, đẩy mạnh mua vào KLS, VCG, PVX; bán ra KLS, GLT, PVX.

KLS là mã được khối ngoại mua vào nhiều nhất với khối lượng rất khiêm tốn, đạt 2.119.500 đơn vị, tương ứng 59.478.800.000 đồng. Trong khi đó lượng bán ra KLS đạt 1.345.800 đơn vị, tương ứng 41.936.850.000 đồng.

Các mã đứng sau KLS gồm có VCG (1.455.600 đơn vị), PVX (1.294.100 đơn vị), BVS (1.224.600 đơn vị), PVS (873.200 đơn vị), SDT (421.400 đơn vị), NTP (261.700 đơn vị), SHB (217.100 đơn vị) VND (209.600 đơn vị), PVI (205.600 đơn vị), NBC (180.300 đơn vị).


Ở chiều ngược lại, KLS đứng đầu danh sách các cổ phiếu bị khối ngoại bán ra nhiều nhất với 1.345.800 đơn vị, tương ứng 41.936.850.000 đồng. Trong khi đó có 2.119.500 đơn vị KLS, tương ứng 59.478.800.000 đồng được NĐNTN mua vào.

Các mã đứng sau KLS gồm có GLT (710.300 đơn vị), PVX (329.700 đơn vị), DBC (253.600 đơn vị), VCG (212.700 đơn vị), VSP (169.400 đơn vị), PVS (143.000 đơn vị), XMC (130.700 đơn vị), BVS (112.916 đơn vị), SSM (108.300 đơn vị).
02/04/2010
  CÁC TIN KHÁC
      Bất động sản “liệt”: Cắt lỗ...vượt khó
      Thương mại điện tử - chìa khóa đẩy mạnh thương mại
      Quy luật phù phiếm trong kinh doanh
      Coca-Cola hưởng ứng phong trào “Làm sạch bãi biển quốc tế” tại Việt Nam
      Rolls-Royce “đánh bóng” lại thương hiệu
      ADB nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực Châu Á
      Nắng nóng, hàng điện lạnh bán chạy