Welcome
Phát triển thị trường nội bộ: Hiệp hội là cầu nối
Kêu gọi xây dựng và phát triển thị trường nội bộ từ chính các DN tham gia mỗi tổ chức hiệp hội, ngành nghề không phải bây giờ mới được nhắc tới, nhưng ở thời điểm hiện nay, đây là phương cách giúp nhiều DN khơi thông nguồn vốn và mở rộng thị trường tiêu thụ
Ngoài việc kích cầu tiêu dùng, ngay chính các DN thành viên của Hiệp hộicũng nên tự...kích cầu lẫn nhau

Chủ trương giao lưu, hỗ trợ, phát triển thị trường tiêu thụ hàng hóa trong nội bộ các DN tham gia hiệp hội đã được Phòng Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI) hoạch định từ năm 2008. Theo Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp VN Vũ Tiến Lộc, việc xây dựng thị trường nội bộ trong các tổ chức hiệp hội ngành nghề không chỉ thêm phần gắn kết của các hội viên, mà còn góp phần quan trọng trong việc tiêu thụ sản phẩm nội địa, thực hiện chủ trương người Việt ưu tiên dùng hàng Việt. Nhiều hiệp hội đã liên kết giữa các thành viên, để xây dựng thị trường nội bộ, tiêu thụ các sản phẩm hàng hóa của nhau. Các hiệp hội cũng liên kết với nhau để mở rộng tiêu thụ trong phạm vi kết nối giữa các hiệp hội. Đây là một cách thức tốt để thúc đẩy tiêu dùng hàng nội địa.

Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng VN (VACOD) vừa tổ chức một hội nghị chuyên đề dành cho các hội viên của mình với nội dung Chiến lược và giải pháp phát triển thị trường nội bô. Tuy vậy, tại hội thảo lại bộc lộ thực tế, một số DN vẫn sử dụng sản phẩm ngoại nhập mà vẫn chưa ưu tiên sử dụng hàng sản xuất trong nước. Vì vậy, các DN Việt rất kỳ vọng vào vai trò kết nối của hiệp hội với các thành viên để hiểu biết và hỗ trợ nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, cùng phát triển.

Theo Thứ trưởng Bộ Công thương Hồ Thị Kim Thoa, liên kết chặt chẽ giữa các DN là một nhân tố quan trọng để thúc đẩy, hỗ trợ cho phát triển thị trường nội địa. Hiện nay, trong cả nước có hàng trăm tổ chức hiệp hội ngành nghề, hoạt động rộng khắp từ trung ương tới các địa phương. Do đó, trước tiên, DN phải có thông tin để hiểu biết về lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh của mỗi thành viên trong hiệp hội. Nguyên nhân do, DN không biết về nhau thì sẽ không biết liên kết theo hướng nào. Ngoài việc liên kết để trao đổi hàng hóa còn cần nghĩ xa hơn là liên kết để giảm thiểu được các chi phí trong hoạt động của mỗi DN. Và trong tình hình tiếp cận vốn khó khăn, bà Thoa cho rằng, khi những DN còn chưa tiếp cận được với nguồn vốn vay của ngân hàng thì có thể tìm nguồn vốn vay từ các DN thành viên hiệp hội. Bởi bên cạnh các DN thiếu vốn thì cũng có một số có vốn dự trữ khá lớn. Để thực hiện được việc vay giữa DN với nhau thì cần có sự cầm trịch của hiệp hội.

Có thể thấy, ở mỗi hiệp hội, ngoài việc liên kết để xây dựng thị trường phân phối, bán hàng trong nội bộ hiệp hội, thì cần hợp tác để cùng nhau xây dựng và phát triển thị trường nội địa cũng như xuất khẩu. Việc liên kết để cùng nhau phát triển công nghệ, chia sẻ kinh nghiệm về quản lý, nhân lực... cũng cho DN những lợi ích không nhỏ về quản trị DN trong điều kiện cần giảm tối đa các nguồn chi
Hạnh My
22/08/2011
  CÁC TIN KHÁC
      Crowdsourcing sẽ là tương lai của các ngành tiếp thị, quảng cáo và thiết kế công nghiệp
      Kinh doanh dịch vụ cần một trang web như thế nào?
      Khi kinh doanh vì cộng đồng
      Thói quen tiêu dùng thay đổi theo túi tiền
      Máy tính bảng và người dùng Việt: Cả thèm chóng chán?
      Đại gia bán lẻ đổ bộ vào thị trường mới nổi
      ức sáng tạo Việt qua sản phẩm mới: Sẽ ưu tiên cho sản phẩm mới