Welcome
Chuyển nhượng thương hiệu và chất lượng sản phẩm
"...Dù thương hiệu có bề dày truyền thống như thế nào chất lượng sản phẩm vẫn luôn là yếu tố quyết định ...".

Ngày nay, xây dựng được một thương hiệu lớn mạnh và lâu năm được xem như là một điểm mấu chốt của thành công. Thế nhưng, rất nhiều thương hiệu có truyền thống đang phải đối mặt với những thách thức mà nguyên nhân nằm ở chất lượng sản phẩm... Nước Pháp luôn cố gắng truyền bá tư tưởng “Château” khi quảng cáo cho sản phẩm rượu nho của mình và tự coi đó như là một nhà sản xuất rượu hàng đầu thế giới.

Vì vậy, rất nhiều người đã không khỏi ngạc nhiên khi biết tin thương hiệu Château Latour-Laguens của Bourdeaux đã được bán cho một người Trung Quốc mà Trung Quốc vốn chưa bao giờ được biết đến với nghề sản xuất rượu nho.

Thử hỏi truyền thống có ý nghĩa gì? Sự chân thực có ý nghĩa gì? Nhưng tôi còn đang thắc mắc không biết sự sửng sốt của người ta có thực sự hợp lý không?

Trên thực tế, tôi cũng tự hỏi không biết đây có phải là cơ hội để một thương hiệu đang suy tàn được cứu sống hay không.

Thật tình cờ, tôi đã từng làm một nhân viên phục vụ rượu, đó chỉ là do sở thích của bản thân. Tôi đã từng theo học tại AIS, một trường đào tạo nhân viên phục vụ rượu của Italia.

Trong suốt ba năm học, tôi vẫn băn khoăn một câu hỏi về chính sách marketing của Pháp và tư tưởng Château của nó.

Trái ngược với những gì người ta vẫn nghĩ lâu nay, không phải tất cả rượu Bordeaux của Pháp đều có chất lượng như truyền thống vốn có của nó.

Nhưng những cái tên Château vẫn nắm giữ được một lượng lớn thị phần trong nhiều năm, đơn giản chỉ là do nguồn gốc xuất xứ của chúng.

Tuy nhiên, thập niên trước đã chứng kiến rất nhiều biến động và việc xuất khẩu rượu của Pháp cũng không nằm ngoài quy luật chung đó.

Khách hàng ngày càng hiểu biết hơn và khi họ tiếp xúc với những loại rượu nho hảo hạng của Australia hay Chile với giá chỉ bằng một phần nhỏ so với giá của một chai Bordeaux hạng xoàng, lựa chọn của họ lúc này đã không còn dành cho những chai rượu Pháp nữa.

Trong khi đó, rất nhiều công ty sản xuất rượu của Pháp chỉ dựa vào danh tiếng trong quá khứ, không chịu đầu tư thêm hay tìm kiếm những công nghệ mới và dần đánh mất đi lợi thế cạnh tranh cho những nhà sản xuất rượu mới ở Australia hoặc Chile.

Quay trở lại với Château Latour-Laguens, trong một thời gian dài, nó đã thành công nhờ vào truyền thống lâu đời chứ không phải vào chất lượng sản phẩm của chính nó.

Người chủ mới của Château Latour-Laguens - ông Zuochang Cheng[1] - hiểu rõ tầm quan trọng của uy tín và chiến lược marketing.

Ông cũng thấy rõ sự quan trọng của cả hai yếu tố này khi xây dựng kế hoạch phân phối sản phẩm sang Trung Quốc. Tuy nhiên điều mà ông bắt buộc phải biết đó là việc sở hữu Château và một nhãn hiệu Château là chưa đủ.

Bên cạnh việc tăng sản lượng rượu, điều mà ông và con gái của ông cần làm đó là đầu tư thêm để thuê được những người làm rượu giỏi, sản xuất những loại rượu mới và sử dụng những thiết bị sản xuất hiện đại nhất để sản xuất ra những loại rượu mà họ có thể thực sự tự hào về chất lượng của chúng.

Chỉ đến lúc đó, tầm quan trọng của thương hiệu “Château” mới phát huy tác dụng và quá trình này có thể phải mất nhiều năm mới đạt được.

Cá nhân tôi cho rằng những nhãn hiệu Château như Château Latour-Laguens không cần những khách hàng từ bên ngoài nước Pháp bảo vệ hay còn gọi là sự “toàn cầu hóa”.

Nếu chất lượng rượu không tốt thì thương hiệu đó cũng chẳng đáng giá gì cả. Không những thế, đó còn là một bài học quan trọng: “tính chân thực của nhãn hiệu” thật đáng quí, nhưng nó còn cần một sản phẩm có chất lượng tốt.

Ý kiến của Marc Goodman

Chỉ có chiến lược marketing tốt và sản phẩm có chất lượng thực sự mới đem lại truyền thống thực sự cho sản phẩm. “Château” chỉ là câu chuyện về sự thành công trong quá khứ, mặc dù ngày nay danh hiệu đó vẫn còn rất giá trị đối với nhiều khách hàng.

Để có thể ít nhất là duy trì được giá trị này, người chủ Trung Quốc sẽ còn rất nhiều việc phải làm. Đây không chỉ đơn thuần là việc giữ cái mác “Made in France” (sản xuất tại Pháp) và “được làm từ nho trồng ở vùng Bordeaux” trên sản phẩm. Trên thực tế, đã có rất nhiều nhãn hiệu, sản phẩm, hay công nghệ sản xuất với giá trị truyền thống lâu đời hay có biểu tượng gắn liền với lịch sử đã được bán cho những nhà đầu tư nước ngoài.

Miễn là mục tiêu của họ không phải là đi phá hoại khoản đầu tư của chính mình, chúng ta không cần phải lo lắng về điều này hay tẩy chay những nhãn hiệu đó. Tất nhiên, chúng ta sẽ luôn luôn để mắt đến chúng.

Tôi tin rằng mục đích của Zuochang Cheng khi mua lại Château Latour-Laguens là rất tốt, đặc biệt khi thị trường mục tiêu của ông ta là Trung Quốc. Lý do là Trung Quốc là một thị trường rất dễ bị tác động bởi nguồn gốc, nơi sản xuất, chứ không phải chất lượng thực sự của sản phẩm đó.

Do vậy việc bán loại rượu Château nổi tiếng sẽ làm cho ông ta chiếm được ưu thế trước những người bán loại rượu “Made in China” (sản xuất tại Trung Quốc) ở ngay chính thị trường nội địa.

Tuy nhiên, tôi hoàn toàn đồng ý với việc Zuochang Cheng cũng cần phải đảm bảo cho chất lượng của loại rượu mà mình sản xuất ra, bởi vì danh tiếng chỉ tác động đến người mua sản phẩm đó lần đầu tiên, còn nếu ông muốn có những khách hàng lâu năm thì ông sẽ phải sản xuất ra được những loại rượu thực sự ngon.

Chúng ta sẽ cùng dõi theo tương lai của Cheng và nhà máy rượu vang của ông ta.

VNN
06/02/2009
  CÁC TIN KHÁC
      Chộn rộn hàng hóa đón Tết
      Những "cái bẫy" trong quảng cáo Việt Nam
      Nhiều doanh nghiệp tính cắt giảm sản xuất và lao động
      Hàng hiệu Trung Quốc 'tuyên chiến' với phương Tây
      Chế độ ưu tiên : Thêm “cửa” cho doanh nghiệp nhỏ
      Sữa ngoại: chi phí quảng cáo quá cao
      Người tiêu dùng sẽ được bảo vệ như thế nào?