Welcome
Ngành cao su: Kỳ vọng cuối năm
Kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm cho thấy, DN xây dựng và cao su có sự tăng trưởng đột biến. Ngược lại, một số DN bao bì cho thấy kết quả thấp hơn so với cùng kỳ.
 

Nửa đầu năm 2010, kinh tế trong nước vẫn giữ được mức tăng trưởng trên 6% trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa hồi phục hoàn toàn sau cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ đã lại phải đương đầu với cuộc khủng hoảng nợ ở Châu Âu. Trong số những lĩnh vực tăng trưởng mạnh, dịch vụ tiện ích, xây dựng, vận tải và tài chính, tín dụng vẫn là những ngành đầu tàu, kéo các bộ phận khác của nền kinh tế đi lên.

Mỗi DN mỗi vẻ

Mặc dù sự bứt phá trong kết quả phụ thuộc vào năng lực của mỗi DN nhưng thống kê kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm của các DN vẫn cho thấy nhóm ngành công nghiệp xây dựng và vật liệu xây dựng, cơ khí và cao su vẫn đóng góp nhiều DN có kết quả kinh doanh khả quan.

Thực tế, nửa đầu năm không phải là giai đoạn mùa của các DN xây dựng nhưng họat động xây dựng cơ bản vẫn được triển khai mạnh mẽ. Các DN Sông Đà tiêu biểu là SDP, S55, SJC hay SD7 vẫn nằm trong nhóm các DN có sự bứt phá về doanh thu và lợi nhuận.

Ngành cao su cũng có 2 DN HRC và DPR. Hiện đây cũng là 2 DN có diện tích trồng và khai thác cao su tốt. Nửa đầu năm là thời điểm xuất khẩu thuận lợi đối với các DN có lượng mủ cao su dự trữ lớn như hai DN này do giá mủ cao su trên thế giới giữ ở mức cao trong suốt quý II.

Ngược lại, 6 tháng đầu năm không phải là giai đoạn khả quan đối với nhiều DN sản xuất bao bì như VKP, SFN, BBS. Lĩnh vực dịch vụ đầu tư cũng có sự góp mặt của 2 mã là HPC và BVS. TTCK 6 tháng đầu năm khá ít những đợt sóng lớn và đặt biệt đi ngang trong hơn nửa cuối quý 2 với khối lượng giao dịch ở mức trung bình – thấp không tạo nhiều cơ hội kinh doanh cho các DN này.

Quan sát cho thấy kết quả kinh doanh của các DN niêm yết tại thời điểm công bố không gây nhiều bất ngờ đối với nhà đầu tư trên TTCK. Đa phần giá cổ phiếu đã phản ánh những thông tin kết quả kinh doanh từ trước đó khá xa.

Kinh tế trong nước – Kỳ vọng cuối năm

6 tháng cuối năm, kinh tế trong nước vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro khách quan cũng như nội tại.  Kinh tế quốc tế còn nhiều sóng gió do các biện pháp thắt lưng buộc bụng của Châu Âu. Điều này cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến sự chậm lại trong việc mở rộng họat động sản xuất kinh doanh toàn cầu. Điểm sáng trong bức tranh kinh tế thế giới hiện nay là gói cứu trợ trị giá 1.000 tỷ USD của Liên minh Châu Âu (EU) và Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) nhằm nỗ lực giải quyết vấn đề của các quốc gia có nguy cơ vỡ nợ; đồng thời, tại Mỹ, nền kinh tế cũng đang có những dấu hiệu phục hồi, với tỷ lệ việc làm trong tháng 6 tăng trưởng tháng thứ sáu liên tiếp.

Kinh tế trong nước có thể có nhiều yếu tố tích cực hơn khi 6 tháng cuối năm sẽ là giai đoạn nước rút để đẩy mạnh kinh tế nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng 6.5% cho cả năm 2010. Họat động sản xuất công nghiệp và họat động xuất khẩu hiện đều tăng trưởng khoảng trên dưới 15% trong tháng 4 – 5 là cơ sở cho khả năng tăng trưởng kinh tế trong thời gian còn lại của năm. Chính sách tiền tệ cởi mở hơn với việc giảm lãi suất có thể là một yếu tố quan trọng thúc đẩy hoạt động kinh doanh mở rộng. Vấn đề lớn nhất đối với các nhà điều hành là đảm bảo mục tiêu tăng trưởng nhưng vẫn đi đôi với bình ổn chỉ số giá dưới 7%.

Trong bối cảnh kinh tế vĩ mô bao gồm cả những yếu tố lạc quan xen lẫn những lo ngại, kết quả sẽ phụ thuộc vào sự bứt phá về cả mặt thị trường cũng như năng lực sản xuất từng ngành. Nửa cuối năm thường là mùa cao điểm của họat động xuất khẩu, trong đó, cao su, thủy sản có thể là những ngành có cơ hội thị trường cởi mở hơn.

Từ quý 3/2010 trở đi, cao su sẽ vào mùa vụ khai thác, lượng cung cao su được dự báo sẽ dồi dào hơn trong quý 1. Bên cạnh đó, giá cao su vào mùa năm nay được dự báo là có thể sẽ không giảm mạnh do mức tiêu dùng cao su tự nhiên đã tăng mạnh ở các thị trường lớn.

Thủy sản là một ngành xuất khẩu cũng có thể đạt, sẽ có tiềm năng tăng trưởng tích cực hai con số và khả năng vượt dự báo về lợi nhuận trong 6 tháng cuối năm. Trước đó, ngành thủy sản đã đạt tốc độ tăng trưởng 13% trong nửa đầu năm 2010 nhờ sự tăng trở lại của nhu cầu của thị trường Mỹ sau sự cố tràn dầu làm giảm sản lượng khai thác thủy sản nội địa. Thị trường này cũng với Châu Mỹ nói chung đều đang được mở rộng cùng với sự hồi phục mạnh mẽ của  thị trường Nga sau các cải tổ về xuất khẩu và thủ tục thanh toán đang tạo ra nhiều hợp đồng mới cho các DN thủy sản.

(Chuyên mục hợp tác với Cty CK Phố Wall)

Theo dddn.com.vn

28/07/2010
  CÁC TIN KHÁC
      Doanh số bán xe du lịch tăng 100% trong tháng 3
      Phương pháp gây dựng thương hiệu LG ở Mỹ
      TP.HCM: Thêm 7 công trình vượt quá tầng
      Doanh nghiệp không ham... giãn thuế
      Đặt niềm tin cho chuyển biến vĩ mô
      Tâm lý trong nghề bán hàng
      Bộ máy tìm kiếm hàng đầu tại Mỹ trong tháng 6/2010