Welcome
15/03/2010
Năm 2009: Kim ngạch nhập khẩu củ các loại tăng 11,5%
Nhập khẩu củ các loại trong năm 2009 tăng khá. Ước tính kim ngạch nhập khẩu củ các loại tháng 12/09 đạt 5,9 triệu USD, nâng tổng kim ngạch cả năm 2009 lên 65,8 triệu USD, tăng 11,5% so cùng kỳ năm 2008.

Năm 2009, tình hình nhập khẩu củ các loại gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm ngoáI, hoạt động nhập khẩu vẫn đạt được sự tăng trưởng. Theo số liệu thống kê của Tổng cục HảI quan, kim ngạch nhập khẩu củ các loại tháng 11 năm 2009 đạt 5,48 triệu USD giảm 24,5% so tháng 10/09 nhưng tăng 11,8% so cùng kỳ 2008. Tính chung 11 tháng, kim ngạch nhập khẩu đạt 59,9 triệu USD tăng 10,6%.

Ước tính, tháng 12/09, kim ngạch nhập khẩu củ các loại đạt khoảng 5,9 triệu USD đưa tổng kim ngạch năm 2009 lên 65,8 triệu USD, tăng 11,5% so cùng kỳ.

Trong 11 tháng qua có 23 thị trường xuất khẩu củ các loại cho thị trường Việt Nam, giảm 1 thị trường so với cùng kỳ 2008. Trong đó, có 3 thị trường mới là Đức, Thụy điển và Đài Loan. Mặc dù mới tham gia xuất khẩu, song kim ngạch của 3 thị trường này còn cao hơn so với Hồng K ông, Singapo, Hà Lan và Tây Ba Nha.

Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu nhiều củ các loại lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 37,01 triệu USD, tăng 19,3% so cùng kỳ 2008. Kim ngạch nhập khẩu từ thị trường này chiếm 61,7% tổng kim ngạch nhập khẩu củ các loại, tăng 4,6%. Hành và tỏi là 2 mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất trong 11 tháng năm 2009. Số liệu thống kê cho thấy, kim ngạch nhập khẩu tỏi đạt 12,04 triệu USD, tăng 9,8% và kim ngạch nhập khẩu hành đạt 11,03 triệu USD, tăng tới gần 27,5% so với cùng kỳ 2008.

Tiếp đến là Campuchia – thị trường lớn thứ 2 xuất khẩu nhiều củ các loại cho Việt Nam với kim ngạch đạt 15,3 triệu USD chiếm 25,7% tổng kim ngạch nhập khẩu củ các loại. So cùng kỳ 2008, kim ngạch nhập khẩu của Capuchia giảm nhẹ 14%. Loại củ được nhập khẩu chủ yếu từ Campuchia là sắn nguyên liệu cho nhà máy chế biến tinh bột. Trong thời gian gần đây, kim ngạch nhập khẩu củ các loại từ thị trường này luôn giảm. Nguyên nhân là do thời điểm mấy tháng trước đang vào vụ thu hoạch sắn trong nước, nguồn cung khá dồi dào. Tuy nhiên, trong những tháng tới dự báo kim ngạch nhập khẩu sẽ tăng lên nhằm đảm bảo đầu vào cho các nhà máy chế biến.

Malaysia cũng là một trong những thị trường lớn xuất khẩu củ các loại với kim ngạch đạt 1,7 triệu USD và chưa thực sự tương xứng với tiềm năng. Mặt hàng được nhập khẩu nhiều từ Malaysia trong vòng 11 tháng qua là khoai các loại. Kim ngạch nhập khẩu đạt cao đứng thứ 2 sau Trung Quốc với 1,67 triệu USD chiếm 2,8% tổng kim ngạch cả kỳ. Ngoài ra còn nhập khẩu cả tỏi, hành và gừng nhưng kim ngạch thấp không đáng kể.

Bên cạnh đó, còn phải kể đến một số thị trường đat mức tăng trưởng cao về như Myanma, ấn Độ, Hồng Kông. Theo thống kê, kim ngạch nhập khẩu từ Myanma tăng 186,2 lần, ấn Độ tăng 21,5 lần, Hồng Kông tăng 21,4 lần so với cùng thời điểm 2008.

Chủng loại nhập khẩu củ các loại trong vòng 11 tháng qua khá ổn định về số lượng. Sự xuất hiện mặt hàng mới là lạc và sản phẩm từ lạc đã thay thế cho mặt hàng củ từ trong thời gian qua. Trong số 12 mặt hàng nhập khẩu, thì sắn lát khô chiếm ưu thế tuyệt đối về kim ngạch và nguồn cung như đã nói ở trên. Tiếp đến là hành đạt 13,4 triệu USD tăng 49%, tỏi đạt 12,1 triệu USD tăng nhẹ 10,2%...

Trong kỳ nhập khẩu 11 tháng qua, nghệ tươi và nghệ chế biến đạt tốc độ tăng trưởng cao. Mặc dù kim ngạch vẫn còn thấp so với các mặt hàng khác, đạt hơn 60,8 nghìn USD nhưng tăng tới 47,5 lần so cùng kỳ 2008. Ngoài tác dụng làm gia vị, củ nghệ còn được dùng làm thuốc chữa bệnh rất hữu ích. Ngoài ra, kim ngạch nhập khẩu củ cải (bao gồm cả củ cải tươi và củ cải muối) cũng tăng trưởng khá, đạt 98,5%; củ mã thầy tăng 67,7%.

Ngược lại, ngoài sắn thái lát khô kim ngạch nhập khẩu gừng tươi cũng suy giảm về tốc độ tăng trường. Thống kê 11 tháng qua kim ngạch nhập khẩu gừng đạt 1,3 triệu USD giảm nhẹ 6,4% so cùng kỳ.

Đơn giá cao nhất và thấp nhất nhập khẩu củ các loại 11 tháng năm 2009
Chủng loại ĐVT 11T/09 11T/08 11T/09 so 11T/08
    Min Max Min Max Min Max
Bột hành Kg 3.33 5.45 5.45 6.6 -38.9% -17.4%
Bột khoai tây Thùng 31.52 85.27 32.28 90.76 -2.4% -6.0%
Cà rốt sấy khô Kg 10.2 10.7 11.47 11.89 -11.1% -10.0%
Cà rốt tươi Kg 0.12 1.6 0.11 1.9 9.1% -15.8%
Củ cải trắng Tấn 80 100 210 345 -61.9% -71.0%
Gừng khô Kg 1.12 1.12 1.55 1.6 -27.7% -30.0%
Gừng tươi Tấn 75 302.31 100 841.45 -25.0% -64.1%
Hành đỏ khô Tấn 120 210.75 120.24 650 -0.2% -67.6%
Hành củ khô Tấn 120 120 108 250 11.1% -52.0%
Hành tươi Kg 0.2 0.26 0.13 0.28 53.8% -7.1%
Hành tháI lát Kg 1.3 1.3 2 2 -35.0% -35.0%
Hành tím Tấn 170 180 343.81 343.81 -50.6% -47.6%
Khoai lang tươi Tấn 80 160 154.29 255 -48.1% -37.3%
Khoai tây chiên Tấn 200 980 482.64 688.02 -58.6% 42.4%
Khoai tây tươi Kg 0.12 1.47 0.41 1.15 -70.7% 27.8%
Khoai tây Tấn 80 470 60 380 33.3% 23.7%
Mã thầy tươi Tấn 160 160 120 120 33.3% 33.3%
Ngưu báng tươi Tấn 330 350 330 330 0.0% 6.1%
Sắn lát khô Tấn 70 360 147 250 -52.4% 44.0%
Sắn tươi Tấn 35 35 35 150 0.0% -76.7%

(Đơn giá không phân biệt nguồn gốc xuất xứ và điều kiện giao)

Đơn giá nhập khẩu củ các loại trong 11 tháng biến động mạnh và hầu như giảm so với cùng kỳ năm ngoái. Qua bảng số liệu đơn giá nhập khẩu cho thấy, đơn giá nhập khẩu thấp nhất và cao nhất của mặt hàng củ cảI trắng tươI giảm nhiều nhất, lần lượt là 61,9% - 71% so với cùng kỳ 2008. Tiếp đến hành tím giảm 50,6% - 47,6%; khoai lang tươi giảm 48,1% và 37,3%...

Ngược lại, cũng có một số mặt hàng có đơn giá nhập khẩu tăng khá cao như khoai tây thương phẩm tăng lần lượt 33,3% - 23,7%; củ mã thầy tươi tăng 33,3% - 33,3%;…

Xu hướng giá nhập khẩu củ các loại từ nay đến Tết Nguyên đán sẽ tăng trở lại, tập trung chủ yếu vào các mặt hàng như hành, tỏi, khoai tây tươi…
  CÁC TIN KHÁC
      Hiểu hỗn hợp kênh truyền thông và tại chúng không hiệu quả
      Hoạt động xúc tiến thương mại Việt Nam - Pakistan trong lĩnh vực chè
      Xây dựng tổ hợp công trình đẳng cấp quốc tế tại Hà Nội
      Ưu tiên cho chiến lược phát triển thương hiệu
      Adidas – Thương hiệu thời trang của những nhà vô địch
      Lego – Học mà chơi, chơi mà học
      Hàng Việt chinh phục người Việt