Hiệp hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ có 90 hội viên thì đến 80% doanh nghiệp trong đó đều đang lâm vào cảnh khó khăn hoặc giải thể
Đã qua rồi một thời ăn nên làm ra, hiện nhiều doanh nghiệp ngành thủ công mỹ nghệ phải cố thủ, thậm chí lặng lẽ rút lui khỏi thị trường.
Công ty Thủ công mỹ nghệ Kim Bôi đang ngày ngày toan tính chuyện giật gấu vá vai để mong qua giai đoạn khó khăn. Trong khi các đơn hàng cũ ít thì những đơn hàng mới lại bị ép với mức giá không có lợi nhuận.
Chuyện buồn ngành thủ công mỹ nghệ
Vừa qua, một khách hàng Mỹ đã đặt Kim Bôi 1 đơn hàng 500.000 sản phẩm từ trái dừa nhưng chỉ trả khoảng 13.000 đồng/sản phẩm, giảm gần 30% so với giá của những tháng trước. Trong khi đó, mức giá trước đây Công ty làm cũng chỉ hòa vốn, nếu thực hiện đơn hàng này, Công ty phải chịu lỗ đến 30%. Kim Bôi từ chối và tìm kiếm khách hàng khác. Mặc dù các đơn hàng từ châu Âu tăng giá thêm 5-10% nhưng không đủ bù lại việc tăng giá nguyên liệu.
Ông Đặng Quốc Hùng, Tổng Giám đốc Công ty, cho biết sản xuất không có lợi nhuận nhiều nhưng nếu không muốn đóng cửa thì lợi nhuận ít vẫn phải làm. Hiện hoạt động của Công ty chỉ đủ trả lương cho công nhân và một số chi phí cố định khác. So với năm 2010, sản lượng xuất khẩu của Kim Bôi đã giảm 50%.
Câu chuyện của Kim Bôi cũng là chuyện chung của nhiều công ty thủ công mỹ nghệ khác đang gặp phải: khó khăn chồng chất và phải xoay xở mọi cách tìm đường sống.
Lý giải cho những khó khăn hiện nay, hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng nguyên nhân chính là giá thành tăng cao khiến sức cạnh tranh của mặt hàng này trên thị trường xuất khẩu giảm mạnh. Ông Hùng cho biết hiện giá thành để doanh nghiệp làm ra một sản phẩm đã tăng hơn 20% so với cùng kỳ. Nguyên nhân sâu xa là do các doanh nghiệp chủ yếu là vừa và nhỏ nên không đủ nguồn lực để đầu tư dây chuyền sản xuất hiện đại, dẫn đến mức giá bị đội lên quá cao không phù hợp với xu hướng tiêu dùng trong thời điểm này. Bên cạnh đó, các công ty thủ công mỹ nghệ còn bị phụ thuộc quá nhiều vào một thị trường, chẳng hạn khi thị trường Mỹ giảm 50% thì sản xuất của Kim Bôi cũng giảm 50%.
Khi thị trường không còn nhu cầu, các doanh nghiệp này phải đối mặt với cuộc sàng lọc. Theo ông Hùng, Hiệp hội Gỗ và Thủ công mỹ nghệ có 90 hội viên thì đến 80% doanh nghiệp trong đó đều đang lâm vào cảnh khó khăn hoặc giải thể. Trong lúc những công ty tìm giải pháp trụ qua khó khăn thì một số công ty đã chuyển sang làm xây dựng, hoặc một số làm thuê cho công ty nước ngoài.
Những hướng đi thích ứng với khó khăn
Tuy vậy, vẫn còn đó một số doanh nghiệp trong ngành làm ăn tốt do họ đã biết thay đổi để phù hợp với thị trường. Dù khó khăn nhưng sản lượng xuất khẩu của Hợp tác xã mây tre lá Ba Nhất (TP.HCM) vẫn tăng lên gấp 2-3 lần so với năm trước. Để tồn tại và vẫn có được những đơn hàng với mức giá ổn định, Ba Nhất phải sáng tạo làm những sản phẩm mới, lạ từ vải ba bố, giấy báo hoặc vải dù, ngoài những sản phẩm truyền thống từ mây tre lá đã không còn nhiều đơn hàng.
Ngay như trường hợp của Công ty Cổ phần Gia Long, khi mới đi vào sản xuất Công ty xác định xuất khẩu những sản phẩm mỹ nghệ có mức giá trung bình 300-500.000 đồng và tập trung vào khâu thiết kế để đa dạng mẫu mã. Cho đến nay Công ty này vẫn bán được sản phẩm cho các khách hàng Úc, Nhật, Nam Phi…và tiêu thụ được cả trong nước. Lãnh đạo công ty này cho biết phải tập trung thiết kế những mẫu mã mới thì mới có được đơn hàng với mức giá tương đương năm ngoái trong thời điểm này.
Trong khi đó, Công ty Gốm sứ Minh Long 1 vẫn đẩy mạnh được thị trường trong nước cũng như mức giá trên thị trường xuất khẩu do đã tìm ra phương thức giảm bớt 1 trong 4 khâu nung gốm sứ. Dù giảm bớt 1 khâu nung nhưng sản phẩm vẫn đảm bảo chất lượng và giảm chi phí sản xuất. Kết quả gốm sứ Minh Long 1 đã có mặt tại nhiều nhà hàng lớn trong nước và thị trường xuất khẩu vẫn ổn định.
Còn trường hợp của Kim Bôi, hướng đi cũng đã hé mở phần nào. Nhận thấy mức giá nguyên liệu xơ dừa xuất khẩu sang Trung Quốc tăng từ 1.200 lên 4.000 USD/tấn, cao hơn nhiều so với giá bán trong nước trong khi nhu cầu của Trung Quốc rất lớn, khoảng 2.000-3.000 tấn xơ dừa/tháng, ông Hùng quyết định mang nguyên liệu xuất khẩu sang thị trường này. Ông Hùng tính toán, trung bình 1 tháng Kim Bôi xuất khoảng 160-200 tấn với mức giá chênh lệch thấp nhất 5 USD/tấn. Như vậy, tháng nào Công ty cũng thu được ít nhất 1 tỉ đồng lợi nhuận.
Một hướng đi khác của Kim Bôi là liên kết với các công ty khác để có thêm đơn hàng, dù nhỏ. Công ty tìm kiếm và bắt tay với các doanh nghiệp gỗ có sản phẩm liên quan tới thủ công mỹ nghệ. Chẳng hạn, các doanh nghiệp gỗ sẽ sản xuất bàn và Kim Bôi sẽ cung cấp các sản phẩm mỹ nghệ gắn lên