Welcome
Thị trường di động: Thương hiệu nhỏ thì... vẫn có quà
Một mùa giải Vietnam Mobile Awards đã khép lại, nhưng không thể phủ nhận rằng: VMA năm nay đã kỷ niệm sinh nhật lần thứ 5 của mình bằng một “bữa tiệc” cực kỳ ấn tượng và đáng nhớ. Lễ trao giải VMA 2009 vừa qua cho thấy bữa tiệc đó không chỉ dành cho các “đại gia”, mà các tên tuổi nhỏ, những “tân binh” lần đầu xuất hiện, nếu làm tốt cũng hoàn toàn có thể tự tin khi đến dự.
Lợi thế nhờ thương hiệu
 
Việc MobiFone thống lĩnh danh hiệu "Mạng di động được ưa chuộng nhất" trọn 4 mùa VMA trước đây được nhiều người lý giải bằng câu chuyện của thương hiệu. Họ cho rằng mạng MobiFone ra đời sớm và có chiến lược xây xây dựng thương hiệu tốt là những yếu tố góp phần không nhỏ giúp mạng này có lợi thế khi nhận được sự bình chọn của độc giả. Tiếp đó, việc liên tiếp giành được giải thưởng "mạng của năm" này lại quay trở lại củng cố và “nâng tầm” cho thương hiệu của MobiFone.
 
VMA đã
 giúp
VMA đã giúp "nâng tầm" cho thương hiệu các hãng di động. Ảnh: Phạm Hải.

Nếu như những năm trước đây MobiFone có thể không quan tâm lắm đến điều này, thì lần "lên ngôi" lần thứ 5 năm nay đã khiến họ phải “giật mình” bởi một tiết lộ từ BTC giải: mạng đứng thứ 2 là Viettel chỉ kém họ suýt soát có 6 phiếu bầu. Được biết, “câu chuyện về con số 6 may mắn” vẫn là chủ đề được bàn tán, phân tích và bình luận sôi nổi nhất trong MobiFone những ngày hậu VMA vừa qua.

Khi mức chênh lệch giữa các mạng không còn nhiều thì vai trò của thương hiệu lại càng được khẳng định bởi nếu đánh giá một cách công bằng thì năm nay Viettel có một vị thế rất mạnh để có thể giành giải thưởng. Đối tượng khách hàng của Viettel phần lớn là những khách hàng trẻ và thường xuyên sử dụng Internet. Chính vì thế, lượng khách hàng dùng Viettel tham gia bình chọn trên Internet thậm chí còn hùng hậu hơn MobiFone.

Có thể thấy, MobiFone đã vượt qua Viettel để giành vị trí “Mạng di động được ưa chuộng nhất năm 2009” trong một cuộc bầu chọn đầy chất cảm tính của người bỏ phiếu và chắc hẳn giá trị thương hiệu đóng vai trò không nhỏ.

Không chỉ MobiFone thấm thía điều này, trước đó, ngay trong Lễ trao giải VMA 2009, đại diện của FPT Online - đơn vị Quán quân Hạng mục giải thưởng “Dịch vụ nội dung được ưa chuộng nhất” cũng không khỏi xúc động khi công nhận việc được giải một phần cũng là nhờ thương hiệu FPT nói chung, vì thương hiệu này đã quá quen thuộc với độc giả.  “Nếu nói về FPT Online thì quả thực chúng tôi cũng chưa làm được gì nhiều...”, vị đại diện này nói.

Thực tế cho thấy, khi thị trường có sự khá đồng đều nhau về các nhà cung cấp dịch vụ, hoặc nếu chưa tìm được một “ứng viên mới” thực sự xuất sắc, độc giả có xu hướng tìm đến với những thương hiệu mình đã quen, đã được nghe nhiều trong quá khứ, mặc dù có thể hiện tại họ chưa từng sử dụng thương hiệu này.

Thương hiệu nhỏ thì... vẫn có quà

“Sinh sau, đẻ muộn” và bước vào thị trường di động Việt Nam trong một bối cảnh thị trường gần như đã bão hòa, nên so với 06 mạng “đàn anh”, hầu như Beeline cũng chưa thực sự tha thiết lắm với những chương trình mang tính chất bình chọn của cộng đồng, đặc biệt là với VMA, một Giải thưởng thường niên mà kết quả và hình ảnh qua nhiều năm đã gắn liền với việc vinh danh các nhà mạng lớn.

Ngoài việc gửi Hồ sơ đăng ký tham dự VMA theo như thông báo của BTC, trong suốt quá trình bình chọn, đơn vị này dường như đã “lãng quên” mất Chương trình khi những thông tin trao đổi về tiến trình bình chọn chỉ mang tính chất một chiều từ phía BTC, nhằm cập nhật tình hình và thông báo về những điểm mới.
 
Việc 
các thương hiệu nhỏ vẫn có cơ hội được vinh danh thể hiện sự công tâm và
 minh bạch của Giải thưởng. Ảnh: Phạm Hải.
Việc các thương hiệu nhỏ vẫn có cơ hội được vinh danh thể hiện sự công tâm và minh bạch của Giải thưởng. Ảnh: Phạm Hải.

Đến với Lễ trao giải VMA 2009, Beeline cũng chỉ cử duy nhất bà Lê Thị Thu Hương là đại diện truyền thông đến dự. Theo bà Thu Hương: “Beeline đến dự là vì muốn góp mặt vào một sự kiện quan trọng của nền viễn thông Việt Nam, cũng là tôn trọng và ghi nhận sự đánh giá (dù hiếm hoi) của độc giả, dành cho mạng của mình. Chứ chắc là Beeline... không được giải gì đâu... (cười)”.

Mang tâm lý đó, nên đến phần công bố giải thưởng cho nhà mạng, trái với ánh mắt hồi hộp và hướng lên sân khấu đầy chờ đợi và hy vọng của các nhà mạng khác, đại diện của Beeline vẫn tỏ ra khá lặng lẽ và bình thản. Nhưng đến khi Tiến sĩ Mai Liêm Trực, nguyên Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền Thông xướng tên Beeline với giải “Mạng có gói cước hấp dẫn nhất” thì bà Hương đã “ồ” lên đầy vẻ bất ngờ. Sau giây phút ngỡ ngàng, vị này mỉm cười đầy sung sướng và hãnh diện vì: “thật bất ngờ, chúng tôi cũng được giải trong VMA này.”

Với gói cước Big Zero miễn phí ngay từ phút thứ 2 của cuộc gọi và chỉ 1199 đồng tại phút đầu tiên, quả thực ngay khi cung cấp, không chỉ gây sốc trên thị trường Big Zero còn “tạo sóng” đối với tất cả các nhà mạng “đàn anh” khác, buộc họ phải có sự điều chỉnh lớn về chính sách giá cước cũng như gói cước hợp lý hơn. Và cuối cùng, người tiêu dùng vẫn luôn là người được lợi.

Bên cạnh đó, năm nay lần đầu tiên một thương hiệu điện thoại Việt được vinh danh bên cạnh những thương hiệu điện thoại nổi tiếng toàn thế giới như Nokia, Samsung hay Sony Ericsson,... Đây cũng là lần đầu tiên sau gần 2 năm chính thức cung cấp thương hiệu Q-Mobile ra thị trường ĐTDĐ Việt Nam, nỗ lực của đơn vị phát triển thương hiệu là công ty ABTel mới thực sự được thị trường ghi nhận, thông qua VMA 2009.
26/03/2010
  CÁC TIN KHÁC
      Walmart, Target, Best Buy: 3 thương hiệu có giá nhất tại Mỹ
      Castrol - "Không chỉ là một loại dầu nhớt mà là công nghệ chất lỏng"
      Kinh doanh điện máy: Cuộc sàng lọc bắt đầu
      Sữa ngoại: chi phí quảng cáo quá cao
      Còn cơ hội thực hiện thương vụ mua bán lớn
      Cải tiến kinh doanh: Nghĩ lớn, bắt đầu nhỏ
      Giảm diện tích trồng điều ở Bình Phước : Báo động “đỏ”