Welcome
“Hàng hiệu” Việt Nam: Bao giờ lên ngôi?
Việc xuất hiện ngày càng nhiều các trung tâm mua sắm hiện đại với sự hiện diện của sản phẩm nổi tiếng toàn cầu như Louis Vuitton, Boss, Pierre Cardin, Valentino… đã tạo áp lực để các nhà sản xuất trong nước phải tìm cách "len" vào phân khúc hàng dùng cao cấp.

Dẫu chưa thể “sánh vai” nhưng các thương hiệu Sanciaro, Manhattan, Pierre Cardin, Gusto cũng đã tạo được chỗ đứng trên thị trường và đạt được thành công nhất định góp phần nâng cao giá trị thương hiệu Việt.

Những người mở đường

An Phước là một trong những cái tên tiên phong với nhiều mặt hàng như vest nam nữ, sơmi nam nữ, giày tây.... Một trong những sản phẩm nổi tiếng của An Phước được đông đảo người tiêu dùng lựa chọn là nhãn hàng Pierre Cardin - sản xuất theo hình thức nhượng quyền.
 
Giá sản phẩm, dao động từ vài trăm nghìn đến cả triệu đồng/ sản phẩm nhưng vẫn được người tiêu dùng chấp nhận bởi mẫu mã và chất lượng không thua kém hàng nhập khẩu.  May Việt Tiến cũng tiếp bước bằng việc liên tục cho ra mắt nhiều sản phẩm mới, chẳng hạn sơ mi nam Mattana, Sanciaro... cũng với giá lên tiền triệu/ sản phẩm.
 

 
Nhiều công ty may trong nước cũng đang chuẩn bị cho ra đời các sản phẩm thời trang cao cấp. Rõ ràng thị trường đối với các sản phẩm thời trang cao cấp đang ngày càng rộng mở. Việc một số DN đi tiên phong phần nào thay đổi hình ảnh một "cường quốc dệt may" nhưng chỉ làm gia công rồi xuất khẩu, hàm lượng giá trị gia tăng trong một sản phẩm rất thấp hoặc... không có. Nó cũng cho thấy sự phản ứng linh hoạt và năng động của các DN dệt may trước xu hướng của thị trường.
 
Đầu năm 2008, nhà sản xuất Biti's đã gây ngạc nhiên khi đưa ra thị trường nhiều sản phẩm da cao cấp với thương hiệu goSto. Nhiều sản phẩm, như túi xách goSto có giá trị rất cao lên tới 8 triệu đồng,...
 
Theo nhận định của nhiều người chất lượng và mẫu mã không thua sản phẩm cùng loại của các thương hiệu ngoại nhập nổi tiếng. Nhãn hiệu thời trang cao cấp gồm giày dép, ví này được khá đông người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ lựa chọn. Điểm đặc biệt là hầu hết những sản phẩm này đều tự tin ghi rõ nơi xuất xứ: Made in Vietnam.

Cần thời gian

Sau một thời gian triển khai, cuộc vận động "Người VN ưu tiên dùng hàng VN" do Bộ Chính trị phát động đã thu được một số kết quả tích cực. Theo khảo sát tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán vừa qua, hàng nội chiếm ưu thế trên thị trường. Nhưng với riêng phân khúc "hàng hiệu" nội địa, thì sức cạnh tranh vẫn còn yếu.

Ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội siêu thị VN cho rằng: Với dân số gần 90 triệu người, và là một nước có dân số trẻ, xu hướng tiêu dùng cũng đã có nhiều thay đổi trong những năm gần đây. Việc các DN đầu tư thiết bị, công nghệ và nhân lực để đưa ra thị trường các sản phẩm cao cấp thể hiện tư duy nhạy bén và tuy nhiên để tạo dựng được vị thế vững chắc cho “hàng hiệu” VN trên thị trường vẫn là bài toán khó.
22/03/2010
  CÁC TIN KHÁC
      Coca-Cola hưởng ứng phong trào “Làm sạch bãi biển quốc tế” tại Việt Nam
      Điện thoại thương hiệu Việt: Ồn ào ra đời, lặng lẽ khai tử?
      Cái giá tác hợp đạo kinh doanh
      Quảng cáo Office 2010 nhắm vào người dùng
      Tương lai của sự tích hợp e-mail và mạng xã hội
      11 cái bóng ảo về tiếp thị
      ADB nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế khu vực Châu Á