Welcome
Thời kỳ “vàng” của các thị trường mới nổi chấm dứt
Năm 2011, chính phủ các nước cố gắng hạn chế lạm phát ngay cả khi thị trường chứng khoán bị bán tháo mạnh và tăng trưởng kinh tế ở mức thấp

Điều ngạc nhiên lớn nhất đối với nhà đầu tư chứng khoán năm 2011 không phải bởi việc các thị trường châu Âu chịu tác động từ khủng hoảng nợ đi xuống mà chính là việc thị trường chứng khoán nhóm nước mới nổi giảm điểm tồi tệ.

Thị trường chứng khoán Braxin, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc sụt giảm còn tồi tệ hơn cả thị trường chứng khoán Bồ Đào Nha, Italy, Ireland, Hy Lạp và Tây Ban Nha. Nếu tính theo giá trị USD, nhóm thị trường BRIC sụt giảm đến 26% trong khi các thị trường tồi tệ ở khu vực đồng tiền chung hạ khoảng 23%.

Trong khi nhóm nền kinh tế phát triển gặp khó khăn trong việc tìm được động lực tăng trưởng, nhóm nền kinh tế mới nổi đối đầu với vấn đề ngược lại. Chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo đã dẫn đến bong bóng bất động sản và tình trạng khan hiếm lao động. Năm 2011, chính phủ các nước cố gắng hạn chế lạm phát ngay cả khi thị trường chứng khoán bị bán tháo mạnh và tăng trưởng kinh tế ở mức thấp.

Nay, tác động của các biện pháp thắt chặt đã rõ ràng, các nhà hoạch định chính sách không sớm thì muộn cũng sẽ phải nới lỏng chính sách. Thông thường, khi chính sách bắt đầu được nới lỏng, thời kỳ thị trường tăng trưởng kém sẽ chấm dứt.

Tuy nhiên có lý do để tin lần này mọi chuyện sẽ không diễn biến theo chu kỳ như vậy. Thời kỳ vàng của đầu tư vào nhóm nước mới nổi có thể đã qua.

Việc xì hơi bong bóng tài sản không hề dễ làm. Có thể lấy ví dụ từ thị trường chứng khoán Trung Quốc. Khi chỉ số Shanghai Composite của TTCK Trung Quốc lên mức đỉnh cao vào năm 2007, tỷ lệ P/B cao hơn cao hơn so nhiều so với chỉ số Nikkei năm 1989 và Nasdaq năm 2000.

Dù sau này, chính phủ Trung Quốc bơm tiền ồ ạt, nhưng thị trường cũng chỉ như “mèo chết dựng dậy”. Thị trường Trung Quốc chỉ phục hồi được đến khoảng một nửa mức cao trước đây và sau đó lại để mất phần lớn thành quả tăng điểm.

Bong bóng trên TTCK Trung Quốc đã xì hơi được một thời gian thế nhưng quá trình “xì hơi” của bong bóng bất động sản Trung Quốc mới đang ở giai đoạn đầu. Quá trình tiềm ẩn khả năng gây ra tác động đến toàn nền kinh tế và có thể đẩy mô hình tăng trưởng dựa vào đầu tư của Trung Quốc đến hồi “cáo chung” nhanh hơn.

Nếu kinh tế Trung Quốc đi theo mô hình của Nhật cuối thập niên 1960 và đầu thập niên 1970, quá trình suy giảm từ tăng trưởng GDP 2 con số sẽ diễn ra nhanh chóng mặt chứ không phải dần dần, lương thực tế tăng khiến lợi nhuận doanh nghiệp giảm.

Sau cuộc khủng hoảng tại châu Á vào cuối thập niên 1990, cổ phiếu trên thị trường chứng khoán nhóm nước mới nổi ở mức rẻ, không được nhiều nhà đầu tư mua và đồng tiền của họ có khả năng cạnh tranh cao. Những gì diễn ra trong thập kỷ qua đã đảo ngược mọi chuyện, trong khi lợi thế cạnh tranh của các nước mát đi do lạm phát và sự lên giá của đồng tiền. Sẽ phải mất một cuộc khủng hoảng nữa, có thể mọi chuyện mới trở lại như cũ.

TTVN
11/01/2012
  CÁC TIN KHÁC
      5 cách để tối ưu hoá tác dụng của các kênh bán hàng trực tuyến cho các sản phẩm cao cấp
      Chiêu hút khách của “Quả táo”
      Quảng cáo công nghệ 3-D tiếp cận hệ thống các rạp chiếu
      Khi ông chủ lên bao bì, độc đáo hay rủi ro?
      Vị cứu tinh của đồng hồ Thụy Sỹ
      Bài toán “lạm phát - lãi suất”: Luẩn quẩn chưa thấy lối ra
      Dưới hay trên 65%?