Welcome
Cảnh báo với những nhà kinh tế và người tiêu dùng Việt Nam
Trong hai năm trở lại đây, Việt nam đang trong quá trình tăng trưởng. Hầu như không chịu ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, GDP của quốc gia này vẫn tiếp tục tăng trưởng. Niềm tin tiêu dùng, dù cho có dao động một chút, nhưng nhìn chung vẫn ở mức cao nhất trong nhóm 55 đất nước được thực hiện bởi Nielsen hàng quý

Tuy nhiên câu chuyện của quý 1 năm 2011 thì hoàn toàn khác. Sự hoành hành của lạm phát và giá cả tăng cao cùng với những biện pháp triệt để thắt chặt tài chính vĩ mô của chính phủ, người tiêu dùng ngày càng cảm thấy kém lạc quan về tình hình kinh tế, đây là kết quả chung của hầu hết các kết quả nghiên cứu của Nielsen.

Sự giảm sút lạc quan cũng được xem xét với các lãnh đạo trong nền kinh tế, những người đã tam gia vào cuộc nghiên cứu về Sức khỏe của nền kinh tế Việt Nam. Gần như 2/3 số người tham gia nhận định tình hình kinh tế năm nay xấu hơn năm trước, và 48% các nhà lãnh đạo tin rằng công ty sẽ tăng trưởng so với năm trước. Chỉ khoảng 1/3 đáp viên nghĩ rằng tình hình kinh tế sẽ cải thiện trong 12 tháng kế tiếp, với chiều hướng tiến triển tốt hơn sẽ chiếm ưu thế. Lạm phát và sự mất giá của tiền đồng Việt Nam là mối quan tâm hàng đầu của các nhà điều hành, dù rằng họ đã cố gằng kiểm soát chúng để đạt được mục tiêu sắp tới.

Người tiêu dùng có thể cảm nhận sức ép của gia tăng giá cả

5 mối quan tâm đầu của các nhà sản xuất

1. Lạm phát

2. Sự mất giá tiền đồng Việt Nam

3. Khả năng vượt qua giá cả tăng cao

4. Áp lực cạnh tranh, các hoạt động và tăng trưởng trong cạnh tranh

5. Low GDP Growth Sự gia tăng chậm chạp của GDP

5 mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng

1. Sức khỏe

2. Mức tăng giá thực phẩm

3. Sức tăng giá các mặt hàng thiết yếu (gas, điện, nước,…)

4. Việc làm

5. Phúc lợi và tương lai của trẻ em

Mặc dù có những mối quan tâm, phần lớn của các nhà lãnh đạo kinh doanh(khoảng 90%)  vẫn kỳ vọng  doanh nghiệp họ đạt tăng trưởng 2 con số. Các dịch vụ tài chính, lĩnh vực viễn thông và dược phẩm dường như thiết lập để tiếp tục phát triển, trong khi hàng tiêu dùng nhanh có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi người tiêu dùng giảm chi tiêu khi đối mặt với lạm phát và sẽ có xu hướng tăng trưởng tăng trưởng chậm hơn. Tuy nhiên hầu hết các giám đốc điều hành không có kế hoạch cắt giảm chi tiêu quảng cá, và 43 phần trăm thực sự có kế hoạch tăng chi tiêu trong quá trình của năm để nắm bắt người tiêu dùng ngày càng có giá trị định hướng. TV tiếp tục là kênh đầu cho quảng cáo, tiếp theo là các vật phẩm bán hàng (POSM)  và bảng hiệu trong cửa hàng, trong khi quảng cáo trực tuyến tiếp tục cho thấy những hứa hẹn phía trước.

Các giá trị định hướng người tiêu dùng phải đối mặt với mức tăng giá cả - nhiên liệu đã tăng 18 phần trăm, giá điện bán lẻ tăng 15 phần trăm - do đó, người tiêu dùng đang ngày càng tiết kiệm tiền bạc càng nhiều càng tốt và mua nhiều hàng hóa khuyến mãi. Gần hai phần ba (64%) chỉ ra rằng họ sẽ được tìm kiếm chương trình khuyến mãi, tăng từ 51 phần trăm trong nửa cuối năm 2010. Một nửa cho biết họ sẽ mua hàng và từ bỏ những mặt hàng không thiết yếu (tăng từ 41% trong nửa cuối năm 2010) trong khi 41 phần trăm nói rằng họ sẽ chuyển sang dùng sản phẩm rẻ hơn. Bánh kẹo, sức khỏe và vẻ đẹp và đồ uống được coi là loại rất có thể bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi mô hình mua của người tiêu dùng
" Sự tăng trưởng GDP ở Việt Nam được định trước sẽ giảm trong năm nay, và những thách thức về kinh tế vĩ mô mà các nhà lãnh đạo kinh tế phải đối mặt dù rằng rất khó có thể đi tới thành côn. Điều này gợi ra việc mở rộng vào các khu vực nông thôn để nắm bắt sự phát triển, xác định nhu cầu tiềm năng mới, và sự kết hợp tốt hơn giữa giá cả và các hoạt động xúc tiến, và mức gia tăng giá cả mà người tiêu dùng có thể chấp nhận. Một điều rất quan trọng khác là tìm hiểu về độ nhạy cảm giá tiêu dùng, và việc tăng giá chỉ nên thực hiện khi có những thấu hiểu rõ ràng từ người tiêu dùng và ngành hàng kinh doanh của công ty, ông Darin Williams, Giám đốc Nielsen Việt Nam chia sẻ
Quỳnh Anh
24/06/2011
  CÁC TIN KHÁC
      Tận dụng cơ hội đưa hàng sang Nhật
      Hai hãng sản xuất điện tử Sony và Toshiba bán một số nhà máy cho Đài Loan
      Toyota cắt giảm sản xuất nội địa
      Làm khách VIP hay không cần VIP?
      Cà phê “xuất khẩu ngược” về trong nước
      Người bán đã có vị thế đàm phán giá
      Việt Nam có trung tâm đào tạo nông dân trồng cà phê đầu tiên