Welcome
Kinh doanh lữ hành: Tìm "thượng đế" ngoại
Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn đã thực sự trở thành khu vực kinh tế phát triển nhanh và đem lại nguồn thu cao nhất cho nhiều quốc gia trên khắp thế giới, nó đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ và góp phần thu hẹp khoảng cách giữa các cộng đồng dân cư

Sự cạnh tranh trong điều kiện bão hòa của thị trường buộc người làm du lịch phải vận động, tìm con đường mới. Bước ra khỏi biên giới quốc gia chính là con đường đó!

Tiếp cận thị trường

Hiện nay, hầu hết các quốc gia đều đa dạng hóa loại hình xúc tiến du lịch, với các hình thức như chính sách thu hút đầu tư, chính sách quảng bá, marketing, tổ chức hội thảo, hội nghị, triển lãm... Mục đích của việc áp dụng các chính sách này chủ yếu là để quảng bá du lịch và đưa thông tin đến người tiêu dùng.

Các doanh nghiệp lữ hành muốn phát triển mạng lưới kinh doanh du lịch ở các quốc gia khác nhau đều phải thiết lập văn phòng đại diện (VPĐD), công ty ở nước ngoài và chi nhánh công ty, để thực hiện các chức năng giao dịch, xúc tiến thương mại, hoạt động kinh doanh và thực hiện việc ký kết hợp đồng.

Việc mở theo loại hình nào cần căn cứ vào nhu cầu của từng doanh nghiệp. Trình tự, thủ tục thành lập một VPĐD hoặc công ty, chi nhánh ở nước ngoài cũng khác nhau.

Nhìn chung, thủ tục mở một VPĐD, công ty hay chi nhánh ở nước ngoài đơn giản hơn so với ở Việt Nam. Theo đó, cần có địa điểm hợp pháp, có người đứng đầu văn phòng, công ty hay chi nhánh, có quy chế, điều lệ hoạt động rõ ràng, có vốn đăng ký hợp lệ với mục tiêu kinh doanh và đăng ký đầy đủ với các cơ quan cấp phép, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành của nước sở tại.

Hoạt động của các công ty ở nước ngoài được thực hiện thông qua nhiều kênh phân phối khác nhau. Doanh nghiệp có thể tự khai thác ở nước sở tại và các quốc gia lân cận, cũng có thể hoạt động thông qua các công ty lữ hành vệ tinh như công ty lữ hành bản địa, đại lý du lịch sẵn có, tìm đối tác, cũng như tiếp cận và lĩnh hội các cách quản lý, cách marketing, quảng bá du lịch của các công ty trong cùng hệ thống, mạng lưới du lịch...

Cơ hội hợp tác, kinh doanh với các đối tác rất nhiều, nhưng doanh nghiệp cần định hướng và lựa chọn đối tác thích hợp để có thể thúc đẩy và phát triển mạnh lợi thế của mình.

Một trong những lợi thế nổi bật của việc hợp tác với các đại lý du lịch là tiếp cận được một thị trường khách hàng tiềm năng với chi phí giảm thiểu, trong khi nếu doanh nghiệp tự khai thác sẽ phải đáp ứng tốt những đòi hỏi khắt khe về vốn, cơ cấu tổ chức, số năm kinh nghiệm... tùy từng thị trường hoạt động.

Hiểu biết sâu sắc về thị trường

Hiện nay, nhiều nước trên thế giới đã ban hành những chính sách thu hút đầu tư, đưa ra các lợi thế để quảng bá nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến làm việc và tìm kiếm cơ hội đầu tư. Chính sách gọn nhẹ, rõ ràng, luật pháp nghiêm minh là những lợi điểm trong xúc tiến đầu tư.

Nhà đầu tư nước ngoài khi thâm nhập thị trường của các nước chỉ cần tìm hiểu kỹ thị trường, chính sách pháp luật của nước đó cũng như sở thích, tâm lý của người dân địa phương, chắc chắn sẽ đạt được thành công đáng kể.

Trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào, một doanh nghiệp muốn thành công cần có sự hiểu biết sâu sắc về thị trường mình hoạt động. Tương tự, trong kinh doanh du lịch, thấu hiểu văn hóa, phong tục, tập quán của người dân địa phương, doanh nghiệp sẽ nắm bắtđược cơ hội kinh doanh.

Nhờ nghiên cứu kỹ về văn hóa địa phương, nên khi mở rộng hoạt động sang các thị trường láng giềng ở châu Á như Thái Lan, Lào, Campuchia, Công ty Du lịch Thiên Minh đã tận dụng được lợi thế về sự tương đồng văn hóa giữa Việt Nam và các nước này. Đây cũng là những cửa ngõ đầu tiên để Thiên Minh vươn rộng ra thế giới.

Năm 2008 và 2010, Thiên Minh đã chính thức hoạt động ở Anh và Úc, hai thị trường được đánh giá là tiềm năng trên bản đồ du lịch Việt Nam. Hiện Thiên Minh có công ty, chi nhánh, VPĐD tại các quốc gia như Úc, Anh, Nga, Thái Lan, Lào, Campuchia...

Kinh nghiệm cho thấy, trước khi mở cơ sở kinh doanh ở nước ngoài, chúng ta cần tìm hiểu kỹ luật pháp của nước sở tại. Một trong những thủ tục gây không ít khó khăn, phiền hà cho các nhà đầu tư nước ngoài là việc công chứng, hợp pháp hóa giấy tờ.

Để giảm bớt thời gian cho việc này, doanh nghiệp nên tìm hiểu để nắm rõ các loại giấy tờ bắt buộc phải có khi đầu tư ở nước ngoài, và nên công chứng, hợp pháp hóa những giấy tờ đó tại nước mình hoặc Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại

DNSG
13/06/2011
  CÁC TIN KHÁC
      DN ô tô xem lại chiến lược đầu tư vào Việt Nam
      Nhiều thương hiệu chưa tạo được sự gắn kết cảm xúc với khách hàng
      Quyết đoán - chìa khóa lãnh đạo thành công
      Hàng hóa, dịch vụ: Thiết yếu hay thứ yếu?
      Masan Consumer chào mua công khai 50,11% vốn VCF
      Tìm thương hiệu cho dịch vụ
      Phát huy sức mạnh người tiêu dùng