Welcome
Thông tư 13: Cỡ vừa cho tất cả ?
Trong khi có nhiều ý kiến cho rằng một số nội dung thuộc Thông tư 13/2010/TT-NHNN (TT13) là sự thắt chặt quá mức không cần thiết về quản lý thận trọng… thì gần đây quan điểm của việc xếp hạng định mức tín nhiệm lại tỏ ra thận trọng hơn về khu vực NH bằng cách đánh tụt hạng tín nhiệm một vài ngân hàng;… Điều này cho thấy, TT 13 là cần thiết nhưng không cho tất cả…

Hàng năm, theo công bố của NHNN, cơ quan này thường đưa ra chỉ tiêu hoặc định hướng tăng trưởng tín dụng của cả hệ thống là 25% so với năm trước.

Tuy nhiên trong thực tế, kế hoạch này thường bị phá vỡ bởi nhiều nguyên nhân. Đặc biệt có những năm như 2006 – 2007, kế hoạch này đã vượt hơn hai lần… Bước sang năm 2010, NHNN đã có rất nhiều nỗ lực và do đó các chính sách về tín dụng, ngân hàng đã ít gây sốc. Tuy nhiên, Thông tư 13/2010/TT-NHNN đồng loạt áp dụng cho mọi NHTM có thể đang là vấn đề ảnh hưởng đến khả năng đi vào thực tế của chính văn bản này, mặc dù định hướng của thông tư là rất tốt: đưa hệ thống NHVN an toàn hơn, tiến tới chuẩn quốc tế hơn.

Nhìn lại thì thấy rằng, chính sách của NHNN VN thường áp dụng chung cho tất cả các NHTM, không phân biệt ngân hàng lớn hay nhỏ, năng lực quản trị, quản lý như thế nào. Giới chuyên gia kinh tế gọi đó là kiểu lập chính sách “may áo một cỡ”.

Đặc tính này vẫn còn khá rõ nét trong Thông tư 13 – là trở ngại về mặt áp dụng chính sách chứ không phải là vấn đề các chỉ tiêu cao hay thấp trong Thông tư này. Theo các chuyên gia tài chính, không chỉ TT13 mà các quy định khác, Nhà nước nên đưa ra các chỉ tiêu mang tính điều kiện và phân biệt thì sẽ đặt được hiêu quả hơn nhiều. Cụ thể, giả sử NHTM A có đủ bộ phận quản lý rủi ro đến một chừng mực nào đó (như xét từ vi mô đến vĩ mô, ngân hàng này có bộ máy ALCO có các chuyên gia kinh tế đủ chuyên ngành…) thì được phép tăng trưởng tín dụng trên 25 – 30% so với năm trước; hoặc được phép cho vay bất động sản hay chứng khoán lên tới 20% dự nợ ( trong khi các NHTM khác nếu quy mô nhỏ thì không cho phép cho vay lĩnh vực này hoặc dư nợ không quá 5% dư nợ).

Một số quan điểm của NHTM lớn cho rằng, trong thực tế, việc đánh đồng ngân hàng nhỏ với ngân hàng lớn, sẽ không khuyến khích các ngân hàng nhỏ cạnh tranh, vươn lên. Minh chứng trong thời kỳ năm 2006-2008, càng NHTM nhỏ thì lại càng chấp nhận rủi ro cao (cũng có thể coi là liều), có NHTMCP nhỏ cho vay bất động sản lên tới 60% dư nợ, vay thị trường liên ngân hàng (vay ngắn hạn) cũng lên tới 60% so với dư nợ cho vay.

Theo quan điểm này, việc phân biệt này là một hình thức gián tiếp xếp hạng ngân hàng – việc mà với mô hình quản trị hiện đại và khi hội nhập quốc tế, chúng ta phải hướng tới. Cũng theo cách tiếp cận này, việc các tổ chức định mức tín nhiệm (như Fitch, S&P và Moodys và trong nước) có các công bố về mức tín nhiệm của các tổ chức tín dụng VN có thể là tham chiếu  hiệu quả cho cả nhà đầu tư (kể cả người gửi tiền) và cho các cơ quan lập chính sách theo định hướng này. Về vấn đề này, hiện tại vẫn còn câu hỏi để mở rằng ai là người định mức tín nhiệm tất cả các NHTM VN một cách thường xuyên, vì trước đây thị trường không chấp nhận công ty trong nước xếp hạng tín nhiệm ngân hàng trong nước ?

13/09/2010
  CÁC TIN KHÁC
      1.000 tỉ đồng có mua được Vinacafé Biên Hòa?
      Nghiên cứu thị trường: Cờ đã đến tay?
      Đại lý vé, doanh nghiệp lữ hành đau đầu
      Các game thủ đang tác động tới cộng đồng
      Không được sử dụng nhãn hiệu hàng không nước ngoài
      Có tối thiểu 100 cổ đông góp vốn mới được thành lập ngân hàng
      Áp dụng game vào... chiến lược marketing