Welcome
Tái cấu trúc nợ ngân hàng
Các nhà hoạch định và điều chỉnh chính sách quốc tế đang tìm kiếm những tiến triển mới về giải pháp để xử lý, giải quyết các ngân hàng có quy mô lớn khổng lồ tới mức không được phép để chúng phá sản.
Tập đoàn American International Group đã trở thành thùng rác chứa các mối nguy hiểm của giới tài chính Mỹ ở Wall Street và buộc phải xin cứu giúp.

Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, khởi nguồn từ Mỹ đã đặt ra bài toán khó là làm sao để xử lý các ngân hàng lớn tới mức không thể để chúng phá sản. Vì nếu điều đó xảy ra sẽ gây nên hiệu ứng dây chuyền và toàn bộ hệ thống tài chính ngân hàng toàn cầu có nguy cơ sụp đổ.

Giải quyết nợ xấu

Tháng 11/2008, trong số giải pháp cuối cùng được nêu ra có việc các ngân hàng phải duy trì mức vốn bắt buộc, ít nhất là 10% giá trị tài sản có nguy cơ cao. Tuy nhiên, theo phân tích của nhiều chuyên gia thì từng đó vốn là chưa đủ, thậm chí kể cả tăng lên gấp đôi cũng còn là khiêm tốn. Chính vì thế cần phải có các nghiên cứu nghiêm túc nhằm tạo nên các chính sách đủ nghiêm khắc để giải quyết các khoản nợ xấu nhưng không làm ảnh hưởng tới toàn hệ thống tài chính.

Mỹ đã tạo ra một giải pháp quyền lực cho phép tiếp nhận giải quyết khó khăn của những ngân hàng sắp thất bại và trong trường hợp cần thiết sẽ buộc giới chủ nợ phải đảm nhận những khoản kinh doanh thua lỗ không được bảo hiểm. Đó là sự khởi đầu phù hợp, nghiêm túc nhưng có thể quá phân biệt đối xử. Mỗi một ngân hàng lớn nhất có hàng trăm tỷ USD dưới dạng thức nợ này, bao gồm các khoản nợ qua đêm liên ngân hàng, các giấy tờ có giá trị ngắn hạn được mua bán trên thị trường tiền tệ, quỹ vốn và trái phiếu trong tay các quỹ lương hưu. Những đối tác nắm giữ dạng tài chính trên sẽ có xu hướng tháo chạy khỏi bất kỳ một ngân hàng nào gặp khó khăn và có nguy cơ phải thực hiện những giải pháp thắt lưng buộc bụng đau đớn như đã từng xảy ra trong cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua.

Dùng dao thay rìu

Một giải pháp thay thế khác tốt hơn là giao cho các nhà làm chính sách quyền lực lớn, khắc nghiệt nhưng chỉ đối với một phạm vi hoạt động nhất định nhỏ hơn của ngân hàng để kiềm chế những nỗi sợ hãi về khả năng thanh khoản của ngân hàng. Nó giống như dùng dao để loại bỏ phần thừa, phần bệnh chứ không dùng rìu để chặt bỏ tất cả. Cuộc họp của những người làm chính sách liên quan tới ngân hàng tại Basel đã đề nghị giải pháp như vậy để tiếp quản, xử lý các khoản nợ xấu nhất và đề nghị giao quyền giám sát, xóa nợ hoặc chuyển hóa chúng sang dạng quỹ cân bằng vốn mà không cần phải đao to búa lớn về mọi chuyện khi một ngân hàng gặp khó khăn nghiêm trọng.

Ý tưởng trên hoàn toàn mang tính thực tiễn vì nó đề cập việc tái cấu trúc nợ của ngân hàng, chứ không là đảm nhận giải quyết chúng mặc dù các ngân hàng có thể cần trong thực tế số tiền gấp đôi khoản nợ đang giữ. Nó cũng giúp tránh tạo ra cơ chế quá ư thông minh là tạo ra một tiến trình bảo hộ ngân hàng và thoát khỏi sự phản đối đầy cạm bẫy, khó khăn theo luật pháp. Bằng việc làm đó, có thể tưởng tượng được ra viễn cảnh một ngân hàng có thể được tái cấu trúc vốn trong một kỳ nghỉ cuối tuần.

Nhiều ngân hàng lo lắng rằng theo lẽ thông thường không có người mua nào muốn dính dáng đến các khoản tiền bất ổn này và chúng sẽ quá nguy hiểm, đắt đỏ để mang lại lợi nhuận. Nó giống như các thỏa thuận bảo hiểm, theo đó người ta đóng phí nhưng hiếm khi có cơ hội nhận tiền đền bù vì không ai muốn rủi ro xảy đến với mình. Do đó, các nhà làm chính sách có thể phải bảo đảm rằng các ngân hàng không mua lại giấy tờ có giá trị của ngân hàng khác và cuối cùng chúng không nằm trong tay một nhà đầu tư. Vừa qua, tập đoàn American International Group đã trở thành thùng rác chứa các mối nguy hiểm của giới tài chính Mỹ ở Wall Street và buộc phải xin cứu giúp.

Vậy cơ chế mới mà các nhà làm chính sách tính toán đặt ra có hoạt động hiệu quả không? Có một điều chắc chắn về cuộc khủng hoảng tới đây (nếu có) là sẽ diễn ra theo kiểu cũ và các nhà chính trị gia, giới ngân hàng lại gây áp lực phải bình ổn hệ thống tài chính bằng mọi giá. Và khi đó các giải pháp mà giới làm chính sách mới đặt ra hi vọng sẽ được vận hành tốt hơn là việc phải lựa chọn giữa hai khả năng: xin trợ giúp từ chính phủ hoặc bị lãng quên và phá sản.

01/09/2010
  CÁC TIN KHÁC
      12 ngân hàng đồng thuận giảm lãi suất còn 17 - 19%
      Mua - bán chứng khoán tháng 5: Thời điểm cẩn trọng!
      Điện thoại thương hiệu Việt: Ồn ào ra đời, lặng lẽ khai tử?
      Chọn dịch vụ làm đẹp cần ký cam kết
      Hàng Việt Nam tìm đường vào khách sạn, nhà hàng
      Nhiều thương hiệu chưa tạo được sự gắn kết cảm xúc với khách hàng
      Bất ngờ từ quảng cáo gây sốc