Welcome
Châu Âu phục hồi kinh tế chưa vững chắc
Theo số liệu mới nhất do Cục thống kê EU công bố, tốc độ tăng trưởng GDP quý II của khu vực đồng tiền chung Châu Âu tăng 1%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng 0,2% của quý I, và cũng cao hơn tốc độ tăng trưởng 0,6% quý II của Mỹ.

Tuy nhiên, theo báo cáo mới nhất của ngân hàng trung ương Đức (Deutsche Bundesbank) cho thấy, tăng trưởng kinh tế Đức trong quý II có tăng trên 2 %, nhưng dự báo tăng trưởng kinh tế 6 tháng cuối năm có khả năng chững lại. Hơn nữa nền kinh tế Pháp và các nền kinh tế khác trong khu vực đồng tiền chung châu Âu vẫn còn yếu, do đó việc phục hồi kinh tế châu Âu vẫn còn quá sớm để ăn mừng.

Các nhà kinh tế lo ngại rằng, hai nền kinh tế lớn nhất trong khu vực đồng tiền chung Châu Âu hiện nay có tốc độ tăng trưởng chậm lại sẽ ảnh hưởng tới quá trình phục hồi kinh tế tổng thể của khu vực này. 

Kinh tế Đức  

Tốc độ tăng trưởng kinh tế quý II của Đức tăng 2,2% - con số tăng trưởng lớn nhất trong 20 năm vừa qua. Tốc độ phục hồi kinh tế của Đức quá ngoạn mục không chỉ riêng trong khu vực đồng tiền chung châu Âu mà tốc độ này còn vượt xa so với các nước Mỹ, Anh, Nhật.

Nhà kinh tế châu Âu của trang Moody’s Economy.com, ngài En Namu Ahmed cũng cho biết việc giảm giá đồng Euro hồi đầu năm nay đã tạo ra những lợi thế tương đối đối với các sản phẩm của Đức, đồng thời thúc đẩy sự tăng trưởng xuất khẩu của Đức, nhưng tình hình này đang thay đổi trong những tháng gần đây. Hơn nữa, những năm gần đây tiêu dùng trong nước ở Đức vẫn suy yếu và nếu cứ kéo dài như vậy ở 6 tháng cuối năm cũng sẽ không phát huy được vai trò trong tăng trưởng kinh tế. Nhưng việc tăng trưởng chậm lại của kinh tế Đức sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển tổng thể nền kinh tế trong khu vực đồng tiền chung châu Âu. Ông cho biết: “Đức rõ ràng là đối tác kinh tế quan trọng của nhiều nền kinh tế láng giềng trong khu vực, đặc biệt là đối tác thương mại quan trọng của chính khu vực. Do vậy, kinh tế Đức tăng trưởng chậm đương nhiên sẽ ảnh hưởng lớn đến khu vực”.

Pháp tăng trưởng chậm  

Pháp, nền kinh tế lớn thứ 2 trong khu vực, được dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2011 sẽ giảm từ 2,5% ban đầu xuống còn 2%, trong khi thâm hụt tài chính Pháp sẽ vẫn duy trì mức 6% GDP vào năm tới.

Theo báo cáo, chính phủ Pháp luôn tin rằng tăng trưởng kinh tế Pháp vào năm 2011 có thể đạt 2,5%. Tuy nhiên, hầu hết các nhà kinh tế và Quỹ tiền tệ quốc tế dự báo mức 1,6% và Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển dự báo ở mức 2,1%, những con số này đều thấp hơn đáng kể so với dự báo của chính phủ. Chuyên gia kinh tế Malanie Bowler của trang Economy.com cho biết: “Họ hạ mức dự báo tăng trưởng GDP, nhưng tốc độ tăng trưởng 2% xem ra vẫn tương đối lạc quan. Hiện nay chúng ta dự đoán năm tới nhiều quốc gia láng giềng của Pháp sẽ một lần nữa rơi vào suy thoái, việc này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu của Pháp. Tôi nghĩ rằng cuối năm nay, chúng ta có thể thấy con số này lại một lần nữa sẽ giảm, đặc biệt là chịu sự tác động của kế hoạch thắt chặt tài chính của Pháp”. 

Tờ Bloomberg báo cáo, GDP quý II của Đức tăng 2,2%, đóng góp 2/3 vào tăng trưởng kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu. Anh, Pháp lần lượt tăng 1,1% và 0,6%. Trong 5 nước PIIGS gồm Bồ Đào Nha, Italy, Ireland, Hy Lạp, Tây Ban Nha, ngoại trừ Ireland chưa thông báo số liệu. Italy, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, GDP đều tăng lần lượt 0,4%, 0,2%, 0,2%, chỉ có Hy Lạp giảm 1,5%.  

Ngân hàng Trung ương châu Âu với dự định vào năm tới 

Hội đồng thành viên Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) kiêm giám đốc ngân hàng trung ương Đức, Axel Weber gần đây cho biết ECB có khả năng tiếp tục cung cấp các khoản vay khẩn cấp cho ngân hàng khu vực đồng tiền chung châu Âu, giúp vượt qua tình hình khó khăn trong quá trình thanh khoản vào cuối năm, và đến quý I năm sau sẽ tiến hành xem xét thời điểm ngừng giải pháp viện trợ vay khẩn cấp.

Thống đốc ngân hàng ECB Jean-Claude Trichet sẽ hết nhiệm kỳ vào tháng 10 năm tới bày tỏ: Ủy ban chấp hành sẽ tiến hành thảo luận về biện pháp giảm cung cấp thanh khoản vào tháng 9 tới. Ông Weber - người kế nhiệm chức chủ tịch hội đồng quản trị ngân hàng ECB trong buổi phỏng vấn của đài truyền hình Bloomberg tại Frankfurt bày tỏ: “Tôi cho rằng, chúng ta cần phải khởi động lại tiến trình bình thường hóa, bãi bỏ dần các biện pháp đặc biệt có liên quan. Quá trình này phần lớn phụ thuộc vào tình hình phát triển mạnh của các ngân hàng khu vực đồng tiền chung Châu Âu”. 

30/08/2010
  CÁC TIN KHÁC
      Thị trường điện thoại: Giá rẻ vẫn độc tôn
      Người tiêu dùng xem gì qua báo cáo Three Screen
      Telenor – những sai lầm nghiêm trọng trong phát triển website
      GM muốn bỏ tên gọi Chevy
      D-Com 3G dẫn đầu tại khu vực TP HCM
      10 thảm họa thương hiệu năm 2010
      Tăng giá đi kèm khuyến mãi