Welcome
Cơn sốt đất ở Ba Vì: Nghịch lý của sự quản lý
Cơn sốt đất Ba Vì vừa qua có thể nói là cơn sốt “vớ vẩn” chứ không mang tính quy luật gì. Nếu công tác quản lý của các cấp cũng như sự tham gia của các nhà đầu tư chuyên nghiệp hơn thì chắc chắn những điều đáng tiếc và không cần thiết trên sẽ không xảy ra.
Đây là khẳng định của GS Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tại hội nghị “Bất động sản vùng thủ đô, cơ hội đầu tư từ các dự án phía Tây Hà Nội” được tổ chức vào sáng 28/8, tại Hà Nội.
Hội nghị đã thu hút được đông đảo khách mời tham dự
 
Hà Nội cần phát triển theo hướng vùng đô thị đa cực tập trung
 
Nói về vấn đề phát triển đô thị trong vùng thủ đô Hà Nội, ông Trần Ngọc Chính – Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết, tầm nhìn đến năm 2020, thủ đô Hà Nội sẽ là vùng kinh tế tổng hợp lớn của quốc gia và khu vực châu Á – Thái Bình Dương, là khu vực phát triển năng động, có chất lượng đô thị cao, môi trường đầu tư thuận lợi, phát triển bền vững, đồng thời là trung tâm chính trị văn hóa, xã hội, lịch sử khoa học, giáo dục đào tạo và du lịch lớn của cả nước. Do đó, vùng thủ đô Hà Nội cần phát triển theo hướng vùng đô thị đa cực tập trung, liên kết không gian giữa thành phố Hà Nội và các tỉnh xung quanh. Trong đó, Hà Nội là vùng đô thị hạt nhân trung tâm, đóng vai trò chủ đạo của vùng, là trung tâm chính trị, hành chính của quốc gia, là một trung tâm văn hóa, thương mại, tài chính dịch vụ công nghệ cao, các cơ quan nghiên cứu, đồng thời là trung tâm du lịch của cả vùng.
 
Khu đô thị trung tâm của Hà Nội được xác định gồm có khu nội đô và hai chuỗi đô thị. Khu vực nội đô được tính dựa vào giới hạn từ toàn bộ khu vực tả ngạn sông Hồng đến đường vành đai xanh sông Nhuệ.
 
Chuỗi đô thị phía Tây gồm các khu vực giáp ranh giữa Đan Phượng, Hòai Đức với Từ Liêm, giáp ranh giữa Hà Đông, Từ Liêm và Thanh Oai, giáp ranh giữa Thanh Trì và Thường Tín. Chuỗi đô thị phía Bắc sông Hồng bao gồm Mê Linh, Đông Anh, quận Long Biên và Gia Lâm.
Thủ đô Hà Nội cần phát triển theo hướng vùng đô thị đa cực tập trung
 
Cũng theo ông Chính, tốc độ đô thị hoá ở Việt Nam đang được tổ chức Ngân hàng Thế giới đánh giá là cao nhất Đông Nam Á, do đó để đạt được tỷ lệ chung cho cả nước thì các vùng đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng phải có tốc độ đô thị hóa cao hơn các vùng còn lại.
 
Còn vướng mắc về vốn
 
Theo GS Đặng Hùng Võ – Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, định hướng phát triển Hà Nội về phía Tây đã được Chính phủ, lãnh đạo thành phố quyết định từ nhiều năm nay. Điều này lại được khẳng định một lần nữa trong quy hoạch Thành phố Hà Nội vừa qua. Đến nay, bản quy hoạch đã tạo được đồng thuận ở rất nhiều điểm cơ bản như xếp đặt không gian các vùng đô thị, công nghiệp, nông nghiệp, văn hoá, môi trường. Quy hoạch không gian như vậy là phù hợp

Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2050 nhấn mạnh: Đến năm 2015, tổng số đô thị trên cả nước sẽ đạt trên 820 đô thị, chiếm 38% dân số cả nước; năm 2020 tổng số đô thị cả nước đạt trên 910 đô thị với 44 triệu dân, chiếm 45% dân số và năm 2015 có khoảng 1000 đô thị với dân số 52 triệu người chiếm 50% dân số cả nước. Để thực hiện mục tiêu trên, Thủ đô Hà Nội và TP.HCM phải trở thành hai vùng trọng điểm của cả nước trong tiến trình đô thị hoá.

với xu hướng phát triển hiện tại trên thế giới và cũng không xa lạ với hiện trạng sử dụng đất.

 
Ở một khía cạnh khác, ông Phạm Sỹ Liêm cho rằng, khu vực phía Tây đã hội tụ đầy đủ những điều kiện thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, nếu muốn phát triển phía Tây thì phải xoá một số con đường như đường đi Hà Đông, đường 32…
 
Ông cũng đưa ra một ví dụ thực tế: Khu du lịch Hồ Núi Cốc muốn phát triển mà vẫn giữ đường số 3 như hiện nay thì không thu hút được đông đảo người dân du lịch. Sau một thời gian tiếp thu ý kiến, giờ lãnh đạo tỉnh mới xin mở rộng đường 3.
 
Tuy nhiên, theo GS Đặng Hùng Võ, đưa ra quy hoạch có thể rất hay nhưng lúc áp dụng vào thực tế lại bị vướng mắc do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong những nguyên nhân chủ yếu là không giải quyết được vấn đề vốn. Do đó, giải pháp nằm ở bài toán huy động vốn từ nguồn ngân sách nhà nước các cấp, từ các nhà đầu tư, thị trường vốn, từ tiền tiết kiệm của dân…
 
Tất nhiên, cơ chế huy động vốn phải được giải quyết song hành với cơ chế phân chia lợi ích, đó là một bài toán cần độ ổn định cao. Bởi, theo ước tính cần tới 70 tỷ USD để thực hiện quy hoạch. Trong hoàn cảnh hiện nay, thì các nguồn vốn từ ODA cho đến FDI đều khó có thể huy động cho công việc này, ngân sách nhà nước cũng không dư dả. Như vậy, năng lực thực hiện quy hoạch đó chỉ có thể nhìn vào nguồn lực từ đất.
 
GS Đặng Hùng Võ cũng nhận định, câu chuyện tài chính bất động sản ở nước ta hiện nay còn rất lỏng lẻo mặc dù đây là bài toán cơ bản để chúng ta thực thi quy hoạch. Theo đó, cần chuyển nguồn vốn tĩnh (đất đai) sang nguồn vốn động (tài chính) là một giải pháp cốt lõi.
 
Cơn sốt đất Ba Vì: Hệ quả của việc quản lý quy hoạch
 
Theo GS Đặng Hùng Võ, việc phát triển ở phía Tây chưa là bao nhưng đã xẩy ra ngay cơn sốt nhà cục bộ tại một số sự án đầu tư khu đô thị mới Dương Nội, An Khánh… Gần đây, cơn sốt đất nông nghiệp tại Ba Vì cũng đã nổi lên như một nghịch lý của quản lý.
 
Cơn sốt chính là hệ quả của việc quản lý quy hoạch. Nếu không có những giải pháp quản lý tốt, hay nói cách khác việc đưa quy hoạch vào thực tiễn có yếu tố đầu cơ ở đấy thì lập tức là nó sẽ tạo ra những hệ quả xấu đối với thị trường. Do đó, từ sự biến động chóng mặt của thị trường bất động sản phía Tây Hà Nội vừa qua, cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm trong công tác quản lý, cần phải có những bước đi đúng để thị trường phát triển một cách lành mạnh.
 
Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam, thị trường bất động sản ở nước ta có nhiều tiềm năng lớn. Điển hình như số dân xấp xỉ 88 triệu dân, trung bình mỗi năm tăng 1,6 triệu dân. Với con số 23-24 triệu hộ gia đình (trung bình 4 người/hộ) và tỷ lệ dân số sống đô thị chiếm 29% thì đây thực sự là những con số tiềm năng.
 
Thứ trưởng cũng khẳng định, về chính sách đất đai, quy hoạch, luật xây dựng cũng đã cởi mở hơn. Tới đây, Nghị định 71 có thông tư ban hành kèm theo đưa vào áp dụng thì quy trình thực hiện các thủ tục sẽ đơn giản hơn nhiều, khả năng thu hút vốn mở rộng hơn và có nhiều điểm thoáng đãng hơn.
30/08/2010
  CÁC TIN KHÁC
      Chiến lược tiếp thị thời khủng hoảng
      Tạo dựng nhân cách cho thương hiệu
      Giảm tới 50% khi mua hàng tại Vincom Center
      Đại gia địa ốc kêu cứu
      Dưới hay trên 65%?
      HP sẽ cắt giảm 9.000 việc làm trong 3 năm tới
      Energizer – Mang lại sức sống cho các thiết bị điện tử