Welcome
Walmart, Target, Best Buy: 3 thương hiệu có giá nhất tại Mỹ
Năm nay Walmart lại thống trị bảng xếp hạng với mức tăng trưởng 19% cho giá trị thương hiệu, lên đến 154,1 tỷ Đô.

Walmart đứng đầu danh sách những thương hiệu bán lẻ có giá nhất tại thị trường Mỹ, theo sau là Target và Best Buy – theo một báo cáo mới được công bố của Interbrand.

Báo cáo này được tổng hợp bởi Interbrand Design Forum – một bộ phận của công ty tư vấn thương hiệu toàn cầu này. Việc xếp hạng dựa vào một số yếu tố như: Dự báo tài chính, tỷ lệ doanh thu và lợi nhuận có được phân bổ cho xây dựng thương hiệu và sức khỏe thương hiệu. Những yếu tố này tạo ra một “giá trị thực hiện tại” (“net present value”) – hay nói cách khác là: giá trị kinh tế của một thương hiệu.
Năm nay Walmart lại thống trị bảng xếp hạng với mức tăng trưởng 19% giá trị thương hiệu, lên đến 154,1 tỷ Đô. Target đứng ở vị trí thứ hai với sự nhảy vọt lên 49% đạt mức 25.5 tỷ Đô. Best Buy giảm 19% giá trị thương hiệu, mặc dù thế công ty này vẫn xếp thứ ba với giá trị là 17.8 tỷ Đô.

Các thương hiệu đứng trong top 10 bao gồm The Home Depot, Walgreens, CVS, Sam’s Club, Dell, Coach và trang web mua bán Amazon.com.

Macy’s là thương hiệu mới xuất hiện trong danh sách trên. Trung tâm thương mại này đã có một cuộc bứt phá lên vị trí số 50, với giá trị thương hiệu là 472 triệu Đô, xếp ngay dưới Abercrombie & Fitch (họ đã giảm 81% còn 484 triệu Đô). Ba năm trước, Macy’s đã tổ chức và đặt lại tên cho tất cả các thương hiệu trung tâm thương mại tại địa phương, như là một phần những nỗ lực của họ để trở thành một thương hiệu quốc gia.

Greg Silverman, giám đốc điều hành việc định giá thương hiệu cho Interbrand đã phát biểu rằng, điểm mấu chốt của bản báo cáo năm nay là các thương hiệu lớn thì bành trướng thêm, còn các thương hiệu nhỏ lại nhỏ hơn. Bảng xếp hạng năm nay “đã bắt đầu phân chia ra nhóm top 25 các thương hiệu đang phát triển và 25 thương hiệu yếu hơn, nằm chót bảng”. Những thương hiệu vốn thân thuộc với khách hàng thì đang tuột dốc vì mất tập trung vào thương hiệu, cũng như họ thực hiện những chiến thuật ngắn hạn nhiều đến nỗi đánh mất vị trí vốn có của mình... Trong khi đó, người chiến thắng và được tưởng thưởng là những ai có dũng khí để bám chặt vào chiến lược thương hiệu của mình.”

Chẳng hạn, giá trị của Target nhảy vọt gần 50% có thể là nhờ sự tập trung cao độ của nhà bán lẻ hớn này vào việc phát triển liên tục dòng nhãn hiệu riêng (private label) mới của mình. Target cũng chú trọng hỗ trợ marketing từ phía sau cho thương hiệu cửa hàng tạp phẩm Archer Farms, và đã nhận diện mình như một đại lý bán lẻ có phong cách và tạo ra xu hướng mới. Target là một ví dụ mang tính sách vở về “việc đầu tư vào những gì có hiệu quả, và tránh những thứ ngược lại” – theo Silverman.

Ông nói thêm, mặc dù vừa qua những nhà bán lẻ của các ngành công nghiệp đã hứng chịu một năm thua lỗ, sự suy giảm kinh tế cũng đã dạy cho các thương hiệu rằng, giảm giá (“flight to price”) không hẳn là một câu trả lời đúng. Các thương hiệu bị rớt khỏi danh sách này, một phần là do việc khuyến mại giá cả nặng nề - bao gồm Hollister, Barnes & Noble, Men’s Wearhouse, Gymboree và Anthropologie.
25/03/2010
  CÁC TIN KHÁC
      Dân làm giàu cho doanh nghiệp vàng?
      Nhiều cơ hội mua nhà
      Vàng, dầu, đôla đồng loạt lên giá
      Mỗi ngày, 70 doanh nghiệp phá sản
      LENOVO
      17.210 phạm nhân được đặc xá năm 2010
      Thị trường xe máy: Tập trung khai thác thị trường nội