Welcome
Thương hiệu và nhãn hiệu.
Nhãn hiệu là dấu hiệu hữu hình có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, các cá nhân với nhauThương hiệu là hình tượng về một hàng hoá, dịch vụ, hoặc về một doanh nghiệp, gồm các dấu hiệu vô hình hoặc hữu hình

Có thể nói thương hiệu rộng hơn nhãn hiệu, đó không chỉ đơn thuần là các dấu hiệu phân biệt hàng hoá, dịch vụ mà cao hơn nhiều đó là hình ảnh về hàng hoá hoặc hình tượng về doanh nghiệp trong tâm trí của khách hàng, gắn liền với chất lượng hàng hoá và phong cách kinh doanh, phục vụ của doanh nghiệp.

Một nhà sản xuất thường được đặc trưng bởi một thương hiệu, nhưng ông ta có thể có nhiều nhãn hiệu hàng hóa khác nhau. Ví dụ, Toyota là một thương hiệu, nhưng đi kèm theo có rất nhiều nhãn hiệu hàng hóa như Innova, Camry...


Xét về tính trực quan (phần nhìn thấy) thì thương hiệu và nhãn hiệu là tương đồng bởi chúng cùng được sinh ra thông qua một cái tên, một biểu tượng. Nhưng xét về nội hàm và chức năng thì chúng khác nhau, như “Biti’s” vừa là nhãn hiệu, vừa là thương hiệu.
Theo GS.TS Đặng Đình Đào bản chất của thương hiệu là nhãn hiệu sau khi được thương mại hoá, bởi khi hãng quyết định đưa một sản phẩm/ dịch vụ (SP/DV) hoàn toàn mới ra thị trường, trước tiên hãng phải đặt tên (nhãn hiệu) cho nó đó để nhận biết và phân biệt với SP/DV khác trên thị trường và đăng ký bản quyền với Cục Sở hữu Công nghiệp. Lúc này thương hiệu chưa có, sau quá trình thương mại hoá, ngày càng có nhiều người biết đến SP,DV của hãng, một phần của nhãn hiệu chuyển thành thương hiệu và khi nói về tên SP,DV của hãng người ta thường dùng thuật ngữ thương hiệu.
Thương hiệu sinh ra còn thể hiện sức cạnh tranh của nhà sản xuất trên thị trường và như vậy nó được sinh ra bởi thị trường, khác với nhãn hiệu được sinh ra bởi nhà sản xuất. Bitis’ là một trong những hãng sản xuất giày dép rất thành công trong việc xây dựng thương hiệu mạnh.

Bên cạnh đó, phần nội hàm của thương hiệu là tương đối rộng và phức tạp, nó không những bao gồm cả nhãn hiệu, mà còn hàm chứa cả các yếu tố như sở hữu trí tuệ.
Một sự khác biệt nữa giữa hai khái niệm này là ngoài hai phần giống nhau là tên gọi (name) và biểu tượng (logo) thì thương hiệu thường có khẩu hiệu (Slogan) đi kèm, chẳng hạn như, Bitis’- Nâng niu bàn chân Việt, Henniken - Chỉ có thể là Henniken..vv. Đôi khi người tiêu dùng biết đến khẩu hiệu nhiều hơn là thương hiệu.
Mặt khác, thương hiệu cũng có nhiều loại như: thương hiệu cá nhân, thương hiệu gia đình, thương hiệu tập đoàn…
Qua phân tích và tổng hợp những ý kiến trên có thể đưa ra một nhận định mang tính trực quan và tương đối như sau: ''Thương hiệu là uy tín của nhãn hiệu và được sinh ra bởi thị trường''.

Theo tamnhin.net
06/02/2009
  CÁC TIN KHÁC
      Khánh thành nhà máy bia lớn nhất Đông Nam Á
      Đằng sau những cuộc “sinh nở” dễ dàng
      Cách kiếm "bộn" trong thời bão giá
      Đã xuất hiện Nokia E63 màu trắng tại Việt Nam
      Chợ tạm hoa quả Hồng Bàng – Hải Phòng : Cần giải quyết triệt để !
      Volvo gắn liền hình ảnh với phần mới nhất của loạt phim “Chạng Vạng”
      Khách sạn 5 sao tại Bắc Kinh: cung vượt cầu